++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Thursday, April 30, 2015

Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng - NXB Y học 2013


Cuốn "Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” do PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh - Trưởng Bộ môn Hổi sức Cấp cứu - Trường Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương - Trưởng khoa Hóa sinh - Bệnh viện Bạch Mai biên soạn cùng với sự tham gia của nhiểu giáo Sừ, bác sĩ, dược sĩ đẩu ngành của Bệnh viện Bạch Mai và Trường Đại học Y Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu cho các độc giả trong ngành một tài liệu tham khảo rất hữu ích để vận dụng trong thực hành bệnh viện.


Wednesday, February 4, 2015

Đảm bảo chất lượng xét nghiệm Hóa sinh

LỜI MỞ ĐẦU

- Xét nghiệm giúp cho người thầy thuốc dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh, gắn liền với sự chính xác của chẩn đoán và chất lượng điều trị → quan trọng hàng đầu của một phòng XN.

- Đảm bảo chất lượng XN trong các phòng XN bao gồm: các hoạt động về tổ chức công việc, kỹ thuật tiến hành … như: kiểm tra chất lượng, thao tác lấy bệnh phẩm, chuẩn bị mẫu thử, lựa chọn kỹ thuật phân tích, tính toán báo cáo kết quả XN. Nhanh chóng chuyển đến nơi sử dụng tốt nhất kết quả đó.

Tuesday, February 3, 2015

Xét nghiệm cặn Addis


1. Nguyên lý 

Định lượng nước tiểu trong một thời gian nhất định và tiến hành đếm tế bào cho phép xác định số lượng tê bào nước tiểu trong một phút giúp cho chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh hệ tiết niệu 

2. Cách lấy bệnh phẩm 

Buổi sáng bệnh nhân dậy sớm đi tiểu hết, sau đó uống 300 ml nước đun sôi để nguội và nằm nghỉ. Trong 3 giờ đi tiểu bình thưòng vào một cái bô sạch và đo được bao nhiêu mililit thì ghi vào giấy xét nghiệm. Lắc đều toàn bộ nước tiểu và lấy 10ml đem đến phòng xét nghiệm. 

Virus viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis Virus )


Được gọi là virus viêm não Nhật Bản bởi vì virus này được Hayshi phát hiện năm 1934 tại Nhật Bản. Ngoài ra, do virus thuộc nhóm Flavivirus của Arbovirus cho nên được gọi là virus viêm não Nhật Bản B.

1. Đặc điểm sinh vật

1.1. Hình thể và cấu trúc

Virus viêm não Nhật Bản có hình cầu đường kính khoảng 40-50nm, capsid đối xứng hình khối 20 mặt và chứa duy nhất ARN một sợi dương. Envelop bản chất là lipoprotein.
Virus viêm não Nhật Bản
Virus viêm não Nhật Bản

Thursday, January 29, 2015

Virus Quai bị

Virus quai bị là thành viên chính của nhóm Paramyxovinus và là tác nhân gây nhiễm trùng cấp tính không sưng mủ với đặc trưng là sưng to các tuyến nước bọt và đôi khi tổn thường tinh hoàn, màng não, tuỵ và các cơ quan khác. 

1. Tính chất sinh vật 

1.1. Hình thể và cấu trúc
Mump virus


Thursday, December 18, 2014

Xét nghiệm Kháng thể kháng cardiolipin và ý nghĩa lâm sàng



NHẮC LẠI SINH LÝ
Kháng thể kháng cardiolipin là dạng thường gặp nhất của kháng thể kháng phospholipid. Kháng thể này đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu của cơ thể, Khi cơ thể tạo các tự kháng thể chống lại cardiolipin của chính bản thân cơ thể (kháng thể kháng cardiolipin [ACA]), BN có nguy cơ cao bị tình trạng huyết khối mạch (thrombosis) tái phát.

Có 3 týp kháng thể kháng cardiolipin là IgG, IgM và IgA.

Xét nghiệm Kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đoạn trung tính (ANCA) và ý nghĩa lâm sàng



NHẮC LẠI SINH LÝ
           Kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đoạn trung tính (ANCA) là các tự kháng thể được cơ thể sản xuất để chống lại một số thành phẩn có trong bào tương của bạch cẩu đoạn trung tính (Vd: proteinase - 3 và myeloperoxydase). 

        Có hai phương pháp XN được áp dụng để phát hiện kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đoạn trung tính là: Kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (immunofluorescence indirect) và kĩ thuật ELISA ở pha đặc.