Wednesday, October 8, 2014

Cấp độ an toàn sinh học của phòng xét nghiệm



1. Thiết kế và trang thiết bị
1.1. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1
Dùng để nghiên cứu, làm việc với các tác nhân gây bệnh (TNGB) thuộc nhóm 1. Đây là những yêu cầu tối thiểu cho tất cả các phòng xét nghiệm.
1.1.1. Thiết kế
            Việc thiết kế phòng xét nghiệm và xác định các loại công việc thực hiện trong phòng xét nghiệm cần đặc biệt chú ý đến những điều kiện ảnh hưởng đến vấn đề an toàn:
-        Thao tác tạo khí rung
-        Số lượng, nồng độ các vi sinh vật
-        Số lượng nhân viên và trang thiết bị
-        Sự xâm nhập của động vật gặm nhấm và đông vật chân đốt.
-        Người không có trách nhiệm vào phòng xét nghiệm

-        Các thao tác sử dụng mẫu và thuốc thử riêng biệt

Các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1:
1) Không gian đủ rộng: để thực hiện an toàn các công việc, lau chùi, bảo dưỡng phòng xét nghiệm và để các dụng cụ, vật thiết.
2) Tường, trần, sàn nhà phải bằng phẳng, không trơn, dễ lau chùi, không thấm nước, chống được hóa chất, diệt khuẩn thường dùng trong phòng xét nghiệm.
3) Mặt bàn xét nghiệm không thấm nước, chống được hóa chất.
4) Ánh sáng đủ cho các hoạt động, tránh ánh sáng phản chiếu hoặc quá chói.
5) Đồ đạc cần chắc chắn
6) Tủ đựng quần áo thường và đồ dùng cá nhân, chỗ ăn uống và nghỉ ngơi phải bố trí bên ngoài phòng xét nghiệm.
7) Có bồn và vòi nước rửa tay gần cửa ra vào.
8) Cửa ra vào nên có ô kính trong suốt, tự đóng.
9) Có phương tiện cứu hỏa, xử lý sự cố điện, vòi rửa mắt
10) Chú ý an toàn cháy, nổ và an ninh. Cửa ra vào chắc chắn, quản lý chặt chẽ chìa khóa.
11) Có hộp thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu.
12) Có hệ thống thông khí để hướng luồng khí vào phòng, nếu không cũng phải có cửa sổ có lưới chắn côn trùng.
13) Cần phải có hệ thống cấp nước sạch và van 1 chiều để tránh trào ngược, bảo vệ nguồn nước công cộng.
14) Cần có hệ thống điện ổn định, máy phát điện dự phòng.

1.1.2. Trang thiết bị trong phòng xét nghiệm
1) Được thiết kế để phòng ngừa hoặc giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa nhân viên xét nghiệm với các bệnh phẩm và dụng cụ nhiễm trùng.
2) Chế tạo bằng vật liệu không thấm nước, chống ăn mòn, đạt yêu cầu sử dụng.
3) Cấu trúc không rung, không có cạnh sắc và các phần di động phải được bảo vệ.
4) Được thiết kế, xây dựng và lắp đặt sao cho thuận tiện cho việc vận hành, bảo dưỡng, lau chùi, khử trùng. Hạn chế sử dụng dụng cụ thủy tinh hoặc vật liệu dễ vỡ khác.

1.2. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2

- Đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 và các yêu cầu:
1.2.1. Thiết kế
1)     Gắn biển báo nguy hiểm sinh học trên tất cả các cửa ra vào của phòng xét nghiệm.
2)     Nên có hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp để thoát an toàn trong trường hợp có sự cố.
3)     Nên có phòng tắm trong khu vực phòng xét nghiệm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.


1.2.2. Các thiết bị an toàn sinh học
1) Tủ an toàn sinh học cấp 2
2) Nồi hấp hoặc các thiết bị tiệt trùng thích hợp khác
3) Các thiết bị trên phải được thẩm định trước khi đưa vào sử dụng.
4) Nên sử dụng:
- Que cấy bằng nhựa. Nếu bằng kim loại, vòng tròn đầu que phải khép kín.
- Chai, lọ, ống nghiệm phải có nắp xoáy


1.3. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3



1.3.1. Thiết kế
- Đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 và các yêu cầu:
1) Cách biệt với các phòng xét nghiệm khác và cách ly với khu vực có nhièu người qua lại.
2) Có phòng đệm (anteroom) trước khi vào phòng xét nghiệm. Phòng đệm phải thiết kế chỉ mở được một cửa trong một thời điểm.
3) Có cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
4) Phải được bịt kín để khử trùng. Hệ thống dẫn khí được lắp đặt sao cho có thể khử trùng.
5) Cửa sổ phải đóng, kín khí và sử dụng vật liệu chống vỡ.
6) Trong khu vực phòng xét nghiệm phải có phòng tắm.
7) Phải có hệ thống thông gió có kiểm soát để duy trì hướng luồng khí vào phòng xét nghiệm.
8) Không khí trong phòng xét nghiệm không được hoàn lưu đến khu vực khác. Không khí được lọc qua màng lọc HEPA có thể hoàn lưu và tái sử dụng trong phòng xét nghiệm.
9) Có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, không khí, điều hòa nhiệt độ (HVAC) để duy trì áp lực âm.
10) Có hệ thống báo động để thông báo lỗi của HVAC
11) HEPA được lắp đặt thuận tiện cho việc tiệt trùng và kiểm tra các thông số
12) Tủ ATSH đặt tránh lối đi lại
13) Nước thải phải được tiệt trùng trước khi thải ra ngoài. Vận chuyển chất thải lây nhiễm ra ngoài phòng xét nghiệm đề tiệt trùng và loại bỏ phải đựng trong thùng kín, chắc chắn tránh vỡ hoặc rò rỉ theo quy định của quốc gia và quốc tế.
14) Quy trình thiết kế cơ sở hạ tầng và vận hành phải được thể hiện trên văn bản.

1.3.2. Thiết bị an toàn sinh học
- Giống như trang thiết bị của phòng xét nghiệm cấp 2 nhưng tủ ATSH cấp 3 và các thiết bị an toàn như: máy ly tâm có các thiết bị ngăn chặn, hỗ trợ như cốc đựng mẫu bệnh phẩm, roto an toàn



2. Tiêu chuẩn thực hành
2.1. Tiêu chuẩn thực hành đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1, 2
2.1.1.Vào phòng xét nghiệm 
Dấu hiệu và biểu tượng cảnh báo quốc tế về nguy hiểm sinh học (BIOHAZAD)phải đặt ngay cửa các phòng xét nghiệm làm việc với nhóm vi sinh vật nguy cơ 2 trở lên.

2.1.2. Bảo hộ cá nhân
a. Mặc quần áo bảo hộ trong suốt thời gian làm việc trong phòng xét nghiệm 
b. Đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, các chất có khả năng gây nhiễm trùng hoặc động vật nhiễm bệnh. Sau khi sử dụng, tháo bỏ găng tay và rửa tay đúng cách
c. Rửa tay sau khi làm việc với vật liệu, động vật nhiễm trùng và trước khi ra khỏi khu vực phòng xét nghiệm.
d. Đeo kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bị bảo hộ khác để tránh phơi nhiễm với các dung dịch nhiễm trùng, tia cực tím.
e. Không mặc quần áo bảo hộ trong phòng xét nghiệm ra ngoài.
f. Không ăn uống, hút thuốc, dùng mỹ phẩm, đeo ính áp tròng vào khu vực phòng xét nghiệm.
g. Không để quần áo bảo hộ chung với quần áo thường.

2.1.3. Quy trình xét nghiệm
1) Không hút pipet bằng miệng
2) Không dùng nước bọt dán nhãn hay ngậm vật gì trong miệng.
3) Các thao tác giảm thiểu tạo khí dung
4) Hạn chế tối đa dùng bơm kim tiêm, không dùng bơm kim tiêm thay thế pipet hay mục đích nào khác ngoài tiêm truyền, hút dịch.
5) Khi có sự cố có khả năng phơi nhiễm cần với vật liệu nhiễm trùng phải báo cáo với phụ trách phòng xét nghiệm. Lập biên bản và lưu lại các sự cố này
6) Phải tiệt trùng dung dịch nhiễm trùng trước khi thải ra hệ thống nước thải chung
7) Giấy tờ ghi chép cần bảo vệ khỏi bị ô nhiễm trong phòng xét nghiệm.

2.1.4. Khu vực làm việc
- Ngăn nắp, sach sẽ
- Phải khử nhiễm mặt bàn, ghế nếu làm đổ các vật liệu nguy hiểm.
- Các vật liệu phải được khử khuẩn trước khi thải bỏ hoặc sử dụng lại.
- Đóng gói và vận chuyển phải theo quy định của quốc gia hoặc quốc tế
- Cửa sổ phải có lưới chống côn trùng

2.2. Tiêu chuẩn thực hành đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Áp dụng các quy tắc của phòng xét nghiệm cơ bản cấp 1, 2 và các điểm sau:
a. Quần áo bảo hộ đặc biệt: loại kín phía trước, áo dài, bao phủ hoàn toàn. Loại có mũ che đầu. Khi cần thiết có thể bao giầy hoặc giầy đặc biệt. Quần áo phải được tiệt trùng trước khi ra ngoài.
b. Tao tác với bất cứ vật liệu lây nhiễm nào cũng thực hiện trong tủ an toàn sinh học. Đối với một số thao tác với động vật nhiễm bệnh phải có thiết bị bảo vệ hô hấp.




1 comment:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin.
    ..............................................................
    Sunpo Corporation
    Chuyên kinh doanh máy nước nóng năng lượng mặt trời – liên doanh Úc và Israel.
    Tel: 08. 3984 3985 – 0984 53 22 55
    Mail: info@sunpo.com.vn
    Click xem chi tiết: máy nước nóng năng lượng mặt trời nào tốt hoặc may nuoc nong nang luong mat troi nao tot

    ReplyDelete