Monday, October 6, 2014

Xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu và ý nghĩa lâm sàng


ĐỘ THẨM THẤU MÁU

NHẮC LẠI SINH LÝ
Độ thẩm thấu máu hay áp lực thẩm thấu máu ”hữu dụng” đo số lượng các phần tử có hoạt tính thẩm thấu trong huyết tương. Đây là một XN hữu ích để đánh giá tình trạng mất cân bằng về nước và điện giải và để quyết định nhu cầu dịch của cơ thể.
Áp lực thẩm thấu máu cung cấp những thông tin hữu ích về:
Tình trạng dịch của BN.
Tình trạng cô đặc của nước tiểu.
Tình trạng bài xuất hormon chống bài niệu (ADH).
Liên quan tới khái niệm về độ thẩm thấu máu có 2 thuật ngữ thường được sử dùng:
Độ thẩm thấu máu hay áp lực thẩm thấu máu hữu dụng (osmolality): là nồng độ của một dịch có tính thẩm thấu (osmotic solution) khi dịch này được đo bằng đơn vị osmol (hay milliosmol) đối với 1000g chất hòa tan.
Tính thẩm thấu máu hay áp lực thẩm thấu máu (osmolarity): là nồng độ của một dịch có tính thẩm thấu khi dịch này được đo bằng đơn vị osmol (hay milliosmol) đối với 1000 mL dịch.
Như vậy trong điều kiện bình thường, áp lực thẩm thấu máu ”hữu dụng” (osmolality) sẽ cao hơn so với áp lực thẩm thấu máu (osmolarity) do thể tích nước có trong 1L huyết tương chỉ chiếm 940 mL, phần thể tích còn lại thuộc về các protein. Trong thực hành lâm sàng, có thể ước tính áp lực thẩm thấu của huyết tương bằng công thức sau:
 
1.       Để giúp cho chẩn đoán và đánh giá các bất thường về dịch trong cơ thể.
2.       Để chẩn đoán nguyên nhân hạ natri máu.
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
XN được thực hiện trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu cầu BN cần phải nhịn ăn trước khí lấy máu làm XN.
GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
280 - 296 mOsm/kg H2O hay 280 - 296 mmol/kg H2O.
TĂNG ÁP LỰC THẨM THẤU MÁU
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
-       Nhiễm toan máu.
-       Bệnh gan giai đoạn nặng.
-       Ngộ độc rượu cấp.
-       Tăng nồng độ nitơ máu (azotemia) (Vd: hội chứng urê máu cao).
-       Bỏng.
-       Co giật
-       Mất nước.
-       Đái tháo nhạt
-      Đái tháo đường.
-       Ngộ độc ethylen glycol.                                -
-     Chế độ ăn chứa nhiều protein.
-       Tình trạng cường aldosteron.
-       Tăng canxi máu.
-       Tăng nồng độ glucose máu.
-       Tăng natri máu.
-       Hạ kali máu.
-       Nhiễm toan cetôn máu.
-       Ngộ độc methanol.
-   Sốc
-  Chấn thương.
-      Hội chứng tăng urê máu.
GIẢM ÁP LỰC THẨM THẤU MÁU
Các nguyền nhân chính thường gặp là:
-      Bệnh addison.
-    Suy tim ứ huyết.
-      Phù.
-      Xơ gan cổ chướng.
-      Tình trạng thừa nước
-      Sau mổ.
-      Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
-      Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cẩu có thể làm thay đổi kết qụả XN.
-  Các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XN là: corticoid điều hòa muối nước (mineralocorticoid), các lợi tiểu thẩm thấu.
LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐO ĐỘ THẨM THẤU MÁU
1.      XN không thể thiếu khi làm bilan chẩn đoán hạ natri máu. Nó giúp chẩn đoán tình trạng hạ natri máu là do mất natri qua nước tiểu hay do hòa loãng máu.
2.      XN hữu ích đé đánh giá tình trạng cô đặc của nước tiểu: bình thường thận thải trừ nước tiểu được cô đặc hơn gấp 3 lần so với huyết tương. Tiến hành so sánh độ thẩm thấu huyết tương và độ thẩm thấu niệu cho phép đánh giá chức năng cô đặc của thận.
CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG
Tăng áp lực thẩm thấu huyết thanh sẽ làm bệnh cảnh lâm sàng xấu đi:
-      385 mOsm/Kg H2O -> tình trạng xấu đi ở các BN tăng đường huyết
-      400 mQsm/Kg H20 -> xuất hiện các cơn co giật toàn thân.
-      420 mOsm/Kg H20 -> tử vong.

2 comments:

  1. Chỉ số cao huyết áp không phải là căn bệnh nguy hại mà cực kì nguy hại. Những biến thể mà chứng huyết áp cao gây nên khiến cho người bệnh cảm thấy lo âu. Do vậy nên tìm ra và điều trị bệnh huyết áp cao càng sớm càng tốt.

    ReplyDelete