++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Wednesday, November 26, 2014

An toàn sinh học trong xét nghiệm đếm tế bào T-CD4



1. Hướng dẫn an toàn trong quá trình lấy mẫu và vận chuyển
1.1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn sinh học và tránh nguy cơ phơi nhiễm trong quá trình lấy máu và vận chuyển mẫu.
- Bảo vệ các mẫu bệnh phẩm tránh bị nhiễm chéo, bị hư hỏng.
- Đảm bảo nguồn lây không bị phát tán ra môi trường.


1.2. Nguyên tắc an toàn đối với nhân viên lấy máu
Tất cả các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 được xác định là dương tính với HIV, do đó phải tuyệt đối tuân thủ các qui định về an toàn sinh học:
- Phải sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với máu  của bệnh nhân.
- Khi có vết thương hở hoặc các tổn thương da rỉ nước, phải băng kỹ và tốt nhất không tiếp xúc với máu cho đến khi vết thương lành.
- Phải bỏ kim và bơm kim tiêm vào hộp đựng dụng cụ sắc nhọn.
- Những ống đựng máu phải được đậy kín. Thành ngoài ống phải được lau chùi sạch (không được dính máu) bằng các dung dịch tẩy uế như hypoclorit 0,1% chất clo (1gr/lít).
- Khi máu dính trên mặt bàn hay mặt sàn, công việc đầu tiên là phải lấy giấy hay vải có thể hút nước đắp lên. Sau đó đổ xung quanh chỗ bị đỗ vỡ bằng các dung dịch sát khuẩn như Javel, dung dịch có clo.... Rồi đổ lên chỗ giấy hay vải hút nước và để 20 phút. Tiếp đó dùng khăn thấm khô rồi rửa sạch theo thường quy.
- Phải rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi lấy máu xong.

1.3. Dụng cụ an toàn cho người vận chuyển mẫu
- Găng tay dùng một lần, khẩu trang, chất tẩy trùng để rửa tay và da (cồn 70%, chlorhexadine hoặc xà phòng dettol).
- Sổ giao nhận mẫu, phiếu xét nghiệm và các giấy tờ liên quan.
- Dán cảnh báo “NGUY HIỂM SINH HỌC” trên thùng vận chuyển mẫu, nắp thùng phải có chốt hoặc được hàn kín (bằng băng dính), mang theo dung dịch tẩy trùng, vật liệu thấm hút và túi nylon dày chuyên dụng cho rác thải sinh học dùng trong trường hợp mẫu máu bị đỗ hoặc tuýp đựng máu bị vỡ.
- Chất tẩy trùng 10% - được pha mới /chuẩn bị (trong vòng 24 giờ).
- Vật liệu thấm hút để lau chùi - giấy lau mềm.
- Túi nylon dày chuyên dụng (không bị đâm thủng, rò rỉ).




Cảnh báo được dán trên thùng vận chuyển – “NGUY HIỂM SINH HỌC”
Thùng đựng mẫu bệnh phẩm

2. Bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
Phòng xét nghiệm (PXN)
Phòng xét nghiệm là nơi thực hiện các xét nghiệm về sinh học, vi khuẩn, virus, miễn dịch, hoá học, huyết học, miễn dịch huyết học, sinh lý học, tế bào học và bệnh học liên quan với bệnh phẩm từ người, cho mục đích cung cấp những thông tin về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh hoặc đánh giá tình trạng sức khoẻ của người, còn là nơi hỗ trợ để điều tra về tình hình về bệnh và những định hướng điều tra thích hợp khác tiếp theo.

An toàn sinh học phòng xét nghiệm (ATSH PXN)
- Là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết để ngăn ngừa những phơi nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát tác nhân gây bệnh (TNGB) và độc tố.
- Nhân viên phòng xét nghiệm luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm tác nhân gây bệnh. Do vậy phòng xét nghiệm phải bảo đảm các điều kiện an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ và chỉ được tiến hành xét nghiệm trong phạm vi chuyên môn sau khi được cơ quan thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học.

- Nhân viên phòng xét nghiệm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải được đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và trang bị phòng hộ cá nhân để phòng lây nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

2.1. Nguyên tắc chung về an toàn sinh học
Việc xác định một cấp độ ATSH cho một phòng xét nghiệm cần quan tâm đến  vi sinh vật được xét nghiệm, thiết bị sẵn có cũng như các tiêu chuẩn thực hành và các quy trình cần thiết để tiến hành công việc trong phòng xét nghiệm một cách an toàn. Mối liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ ATSH của phòng xét nghiệm được thể hiện trong bảng sau:


Nhóm nguy
Cấp độ
ATSH

Áp dụng
Tiêu chuẩn thực hành
Cơ cở vật chất/
trang thiết bị ATSH





1 (không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể  và  cộng đồng thấp)
Cấp 1
(BSL1)
Nghiên cứu và  giảng dạy cơ bản
Kỹ       thuật   vi sinh tốt (GMT)
Không có gì yêu cầu gì đặc biệt, bàn làm xét nghiệm thông thường
2
(có  nguy  cơ
Cấp 2
(BSL2)
Dịch    vụ chăm   sóc
GMT   và        sử dụng  quần  áo
Bàn xét nghiệm; tủ
ATSH khi thực hiện xét



Nhóm nguy
Cấp độ
ATSH

Áp dụng
Tiêu chuẩn thực hành
Cơ cở vật chất/
trang thiết bị ATSH
lây  nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng)

sức khoẻ ban đầu; cơ sở chẩn đoán và nghiên cứu
bảo hộ, có các biển báo nguy hiểm sinh học
nghiệm có nguy cơ tạo
khí dung
3
(nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho  cộng đồng thấp)
Cấp 3
(BSL3)
Dịch vụ chẩn đoán đặc biệt, nghiên cứu
Như  cấp  độ  2 và  sử  dụng thêm áo quần bảo  hộ  đặc biệt, kiểm soát lối vào, luồng khí định hướng
Tủ ATSH và/hoặc dụng cụ cơ bản cho tất cả các hoạt động
4
(nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao)
Cấp 4
(BSL4)
Đơn vị có bệnh phẩm thật nguy hiểm
Như  cấp  3  và có thêm lối vào khóa khí, tắm trước   khi   ra, loại  bỏ  chất thải chuyên dụng
Tủ ATSH cấp 3 hoặc quần áo bảo hộ áp lực dương cùng với tủ ATSH cấp 2, nồi hấp hai cửa, lọc khí cấp, khí thải

Liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ ATSH của PXN

Phòng xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 được phân loại là phòng xét nghiệm làm việc với tác nhân sinh học thuộc nhóm nguy cơ 2. Do đó phòng xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 phải tuân thủ các quy định cho phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 với hệ thống cửa đóng và có biển báo phù hợp. Chất thải mang mầm bệnh được tách riêng khỏi thùng chất thải thông thường.

2.2. Yêu cầu đối với nhân viên phòng xét nghiệm đếm tế bào T-CD4


Nhân viên phải mặc áo choàng của phòng xét nghiệm, áo khoác dài hoặc đồng phục trong suốt thời gian làm việc trong phòng xét nghiệm.
- Nhân viên phải đeo găng tay trong quá trình làm xét nghiệm và sau khi sử dụng, găng tay phải được tháo bỏ đúng cách (lộn trái), và phải rửa tay.
- Nhân viên phải rửa tay kỹ bằng xà phòng/dung dịch rửa có phổ kháng khuẩn rộng sau mỗi lần thao tác, và trước khi rời khỏi khu vực làm việc trong phòng xét nghiệm.
- Sử dụng kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bị bảo hộ khác khi thực hiện xét nghiệm để tránh dung dịch xét nghiệm hoặc mẫu xét nghiệm bắn vào mắt, mặt
- Nghiêm cấm việc mặc quần áo phòng hộ ra ngoài phòng thí nghiệm, ví dụ như ở nhà ăn, phòng nghỉ, phòng giải lao, nơi làm việc, thư viện, phòng họp, phòng nhân viên và phòng vệ sinh.
- Áo quần nhiễm trùng phải được khử trùng bằng phương pháp thích hợp.
- Không được dùng giầy, dép hở ngón chân trong phòng xét nghiệm.
- Nghiêm cấm ăn, uống, hút thuốc lá, sử dụng mỹ phẩm, đeo và tháo kính áp tròng trong phòng xét nghiệm.
- Các quần áo bảo hộ được sử dụng không được để chung vào ngăn hoặc tủ đựng quần áo sạch và quần áo mặc thông thường

3. Sự cố an toàn sinh học
Xử lý sự cố và khắc phục hậu quả sự là tình trạng có lỗi về tính năng của thiết bị an toàn trong phòng xét nghiệm hoặc rò rỉ, phát tán vi sinh vật trong phòng xét nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài.Sự cố an toàn sinh học bao gồm hai mức độ:
Sự cố an toàn sinh học mức độ ít nghiêm trọng là sự cố xẩy ra trong phạm vi phòng xét nghiệm  nhưng ít có nguy cơ làm lây nhiễm cho nhân viên phòng xét nghiệm và phòng xét nghiệm có đủ khả năng để kiểm soát.
Sự cố an toàn sinh học mức độ nghiêm trọng là sự cố xẩy ra trong phạm vi phòng xét nghiệm nhưng có nguy cơ cao làm lây nhiễm cho nhân viên phòng xét nghiệm và cộng đồng hoặc sự cố mà phòng xét nghiệm không có đủ khả năng để kiểm soát.
Cán bộ xét nghiệm phải được cảnh báo về các sự cố có thể xảy ra và được hướng dẫn xử lý các sự cố. Các hướng dẫn cụ thể sẽđược đề cập trong khóa huấn luyện về an toàn sinh học. Nguyên tắc xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố như sau:
- Xử lý tại chỗ theo đúng quy trình.
- Ghi chép lại sự cố, biện pháp xử lý đã thực hiện.
- Báo cáo người phụ trách phòng xét nghiệm về sự cố này.

3.1. Xử lý sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay trong khi làm việc với tác nhân gây bệnh:
- Báo với đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).
- Xả nước tối thiểu trong vòng 5 phút (không nặn máu)
- Sử dụng băng gạc để che vết thương.
- Rời khỏi phòng xét nghiệm.
- Ghi chép và báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm quản lý phòng xét nghiệm.

3.2. Xử lý sự cố làm đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn sinh học
Các phòng xét nghiệm nên chuẩn bị trước hộp dụng cụ xử lý đánh đổ dung dịch có chứa tác nhân gây bệnh. Trong hộp này cần có dung dịch khử nhiễm, giấy thấm, panh, kẹp, túi đựng chất thải lây nhiễm, trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Các dụng cụ này phải làm bằng các vật liệu không bị ăn mòn bởi các hóa chất trong phòng xét nghiệm.

Khi đánh đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn sinh học, người làm xét nghiệm không được tắt tủ và tiến hành các bước sau:
- Báo với đồng nghiệp đang làm việc gần đó (nếu có).
- Để cho tủ hoạt động 10 phút trước khi tiến hành các biện pháp xử lý đảm bảo cho tất cả các khí dung đã được lọc qua màng lọc HEPA của tủ.
- Thay găng tay sạch và đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu.
- Dùng giấy thấm phủ lên dung dịch bị đổ, đổ hóa chất khử trùng (dung dịch NaClO 0,5%), để khoảng 30 phút cho chất khử trùng phát huy tác dụng.
- Thu nhặt vật sắc nhọn (nếu có) bằng kẹp bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
- Dùng kẹp thu nhặt giấy thấm cho vào túi đựng chất thải lây nhiễm để tiệt trùng.
- Lau bề mặt làm việc của tủ an toàn sinh học.
- Kết thúc quá trình xử lý.
- Sau khi kết thúc xét nghiệm và ra khỏi phòng xét nghiệm, phải ghi chép, báo cáo sự việc với nhân viên phụ trách an toàn sinh học và nhân viên quản lý phòng xét nghiệm.

3.3. Xử lý sự cố đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh lên sàn nhà, bàn xét nghiệm hoặc trong quá trình vận chuyển
Khi đánh đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh lên sàn nhà, mặt bàn xét nghiệm hoặc trong quá trình vận chuyển mẫu, cán bộ xét nghiệm/vận chuyển mẫu cần tiến hành các bước xử lý như sau:
1) Ngay lập tức cảnh báo cho đồng nghiệp/người đang làm việc trong cùng phòng xét nghiệm/khu vực xảy ra sự cố.
2) Thay/mang găng tay sạch và quần áo bảo hộ nếu dung dịch máu bắn lên quần áo.
3) Nhặt các vật sắc nhọn nếu có bằng kẹp.
4) Phủ giấy thấm lên toàn bộ bề mặt có dung dịch bị đổ theo trình tự từ ngoài vào trong.
5) Đổ hóa chất khử trùng (dung dịch Bleach pha loãng 10 lần hoặc NaClO 0,5%, cồn 70%) lên chỗ đã được phủ giấy thấm theo chiều từ ngoài vào trong.
6) Đợi 30 phút.
7) Thu giấy thấm và các vật dụng lây nhiễm cho vào túi đựng rác thải để thực hiện việc tiệt trùng.
8) Vệ sinh, xả nhiều nước vào khu vực mẫu bị đổ (nếu cần thiết lặp lại từ bước 2 đến 5), lau sạch khu vực bị đổ vỡ.
9) Vệ sinh thùng vận chuyển với cùng loại chất khử trên và nước.
10) Sau khi tẩy trùng thành công, báo cáo sự cố với người có thẩm quyền và thông báo với họ rằng khu vực có mẫu bị tràn/xảy ra sự cố đã được tẩy trùng.

4. An toàn hóa học, lửa, điện, bức xạ và trang thiết bị
Nhân viên phòng xét nghiệm vi sinh vật không những bị phơi nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà còn có khả năng nhiễm các loại hóa chất. Để phòng vệ cho người thực hiện xét nghiệm cũng như cho cộng đồng, cần phải có trang thiết bị bảo hộ cho người làm xét nghiệm phù hợp đối với từng loại tác nhân gây bệnh khác nhau. Ngoài ra, cũng cần có trang thiết bị bảo hộ để tránh các tai nạn có thể xẩy ra trong quá trình làm việc., hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xẩy ra trong quá trình xét nghiệm, cần tuân thủ các nguyên tắc thực hành tốt trong phòng xét nghiệm với ba giai đoạn của xét nghiệm là: (1) giai đoạn trước xét nghiệm; (2) giai đoạn xét nghiệm; (3) giai đoạn sau xét nghiệm.
- Nhân viên phòng xét nghiệm cần có những kiến thức về tính độc của những loại hoá chất này, kiểu tiếp xúc và những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng và bảo quản. Dữ liệu an toàn nguyên vật liệu hay thông tin về các hoá chất nguy hiểm đều được các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đưa ra. Khi thực hiện xét nghiệm liên quan đến sinh phẩm,hoá chất, người là xét nghiệm cần sử dụng sinh phẩm và hoá chất theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, không sử dụng lẫn lộn sinh phẩm, hoá chất của bộ sinh phẩm này lẫn với sinh phẩm và hoá chất của bộ sinh phẩm khác. Các phòng xét nghiệm có sử dụng những hóa chất nguy hiểm cần tìm hiểu những thông tin này.
- Sau một thời gian sử dụng, sự sai lệch không an toàn của một số dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng xét nghiệm có thể xẩy ra.Việc kiểm tra thường xuyên tất cả, định kỳ độ chính xác của dụng cụ, trang thiết bị sử dụng trong phòng xét nghiệm, các thiết bị điện, kể cả hệ thống nối đất là rất cần thiết.Tất cả thiết bị điện và hệ thống đường dây điện cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn điện quốc gia.
- Ngoài ra, cần lắp đặt đường dây điện, ổ cắm phải cao hơn nền phòng xét nghiệm khoảng 40 cm, không gần chỗ có vòi nước. Mỗi phòng xét nghiệm cần có cầu dao, cầu chì hay automat để có thể cắt điện khi cần thiết.

5. Quản lý mẫu bệnh phẩm
Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn vềthu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễmvàphải tuân thủ quy định về chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm. Phòng xét nghiệm phải có đủ điều kiện mới được bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm của bệnh truyền nhiễm, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

6. Xử lý rác thải
- Rác thải y tế bao gồm mẫu bệnh phẩm loại bỏ trong quá trình xét nghiệm, chất thải trong quá trình xét nghiệm cần được phân loại và xử lý theo đúng quy định về an toàn sinh học để tránh lây lan trong phòng xét nghiệm và làm ô nhiễm trong cộng đồng.
- Việc phân loại, trang bị dụng cụ đựng rác và xử lý các loại chất thải từ phòng xét nghiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về xử lý chất thải bệnh viện thực hiện theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế.

7. Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn sinh học phòng xét nghiệm
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm quy định cụ thể quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những kỷ thuật xét nghiệm thực hành tại phòng xét nghiệm.

- Các cơ sở xét nghiệm đã hoạt động trước cần có kế hoạch cải tạo đáp ứng đủ các điều kiện các điều kiện an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ theo quy định, cơ sở xét nghiệm xây dựng mới  phải đáp ứng đúng các điều kiện quy định an toàn sinh học phù hợp với từng cấp độ theo quy định này.

8. Tổ chức quản lý

- Lãnh đạo Trung tâm, nhân viên phụ trách phòng xét nghiệm và tất cả những nhân viên y tế trong phòng xét nghiệm phải có chứng chỉ đã được đào tạo về an toàn sinh học, tùy theo yêu cầu công việc phải có đủ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết.
- Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và Bộ Y tế, mỗi phòng xét nghiệm cần ban hành quy định an toàn sinh học của phòng xét nghiệm và thực hiện đúng các quy định này.
- Cần phân công một người phụ trách về an toàn sinh học. Người phụ trách an toàn sinh học có nhiệm vụ lập kế hoạch bảo đảm an toàn sinh học, theo dõi, giám sát và định kỳ báo cáo lãnh đạo phòng xét nghiệm về các vấn đề liên quan đến an toàn sinh học.
- Cán bộ, nhân viên phòng xét nghiệm cần được kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc tại phòng xét nghiệm và định kỳ hằng năm, được tiêm phòng hoặc khuyến cáo về việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm mà họ có nguy cơ bị phơi nhiễm khi làm việc trong phòng xét nghiệm.
- Trường hợp nghi ngờ bị phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh phải được theo dõi, điều trị, báo cáo, chăm sóc, cách ly… theo hướng dẫn của ngành Y tế.

9. Thực hành tốt trong phòng xét nghiệm.
9.1 Yêu cầu về an toàn sinh học
Nhân viên phòng xét nghiệm cần được đào tạo về an toàn toàn sinh học, nắm vững được bảng phân loại các tác nhân sinh học. Hiểu rõ được mức độ nguy hiểm về khía cạnh an toàn sinh học, liên quan đến tác nhân gây bệnh trong các giai đoạn thực hiện của quá trình xét nghiệm.

9.2  Yêu cầu về kỹ năng thực hành của phòng xét nghiệm
Tất cả nhân viên phòng xét nghiệm cần được đào tạo về kỹ thuật chuyên môn, cũng như kiến thức cần thiết khác liên quan đến việc sử dụng dụng cụ, trang thiết bị phòng xét nghiệm để có thể làm chủ được dụng cụ, trang thiết bị trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
Mặt khác, đào tạo để có kiến thức về các quy định đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm và quản lý chất lượng phòng xét nghiệm.
Phòng xét nghiệm đảm bảo chất lượng xét nghiệm bằng cách thực hiện xét nghiệm trong một điều kiện được kiểm soát, bao gồm:
- Triển khai các quy trình trước xét nghiệm một cách thích hợp
- Điều kiện về môi trường, thiết bị, vật liệu và hệ thống thông tin,
- Sử dụng các quy trình đã được chấp nhận.


- Đánh giá chất lượng xét nghiệm nhằm xác định những vấn đề sai sót có thể xẩy ra, kiểm soát tính phù hợp của kết quả, duy trì và củng cố chất lượng xét nghiệm cho tất cả xét nghiệm.
Trên đây là những cơ sở cho xét nghiệm viên có thể hiểu chức năng, nhiệm vụ và chấp hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật và ATSH trong công tác xét nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ và phòng lây nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn trong lỉnh vực hoạt động được giao .

10. Xử trí sau phơi nhiễm với HIV
10.1 Các dạng phơi nhiễm
Nhân viên y tế đang thi hành nhiệm vụ bị phơi nhiễm HIV khi: Tiếp xúc trực tiếp với máu, sản phẩm máu và các dịch tiết của mẫu bệnh phẩm có HIV, có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV.

Các dạng phơi nhiễm với HIV khi đang thi hành nhiệm vụ:
- Máu, bệnh phẩm/mẫu máu nhiễm HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng …).
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người nhiễm HIV bị vỡ đâm vào.
- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người nhiễm HIV đâm vào.

10.2 Quy trình xử trí sau phơi nhiễm:
Bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ.
- Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm).
- Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.
- Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
- Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
- Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
- Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV.

10.2.1. Xử lý vết thương tại chỗ
- Tổn thương da chảy máu:
+ Xối ngay vết thương dưới vòi nước.
+ Để vết thương tự máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
+ Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch,
- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.
- Phơi nhiễm qua miệng, mũi:
+ Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %.

+ Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

10.2.2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:
Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

10.2.3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:
Có nguy cơ:
+ Tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.
+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.
+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không): nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

10.2.4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm
Bệnh nhân đã được xác định HIV dương tính (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV
- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.
- Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát).

10.2.5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm
- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.
- Nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV(+): đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
- Nếu HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.

10.2.6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm:
- Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C.
- Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.
- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v...
- Tư vấn Phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

- Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý.

Tóm tắt các yếu tố dẫn đến dễ xảy ra tai nạn nghề nghiệp:
- Không tuân thủ nguyên tắc an toàn sinh học chung
- Kỹ thuật, biện pháp xử trí cơ bản còn hạn chế.
- Tâm lý cá nhân bị ức chế, căng thẳng, mệt mỏi, chủ quan.
- Hệ thống quy trình, điều kiện nhân sự vật chất chưa phù hợp.

Biện pháp khắc phục:
- Thực hiện các nguyên tắc về an toàn sinh học chung.
- Thường xuyên nâng cao huấn luyện kiểm tra bổ sung các kỹ thuật và biện pháp xử trí cơ bản.
- Có nhiều kỹ năng hình thức hỗ trợ giải quyết tâm lý cá nhân.
- Xây dựng, xác lập, thực hiện giám sát và điều chỉnh thích ứng hệ thống quy trình chăm sóc điều trị bệnh, xử lý vệ sinh y tế, chất thải độc hại.
- Tổ chức tạo điều kiện nhân sự ,vật chất phù hợp nhu cầu công việc.


1 comment: