++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Wednesday, November 5, 2014

Xét nghiệm Hemoglobin bị glycosyl hóa hay gắn đường (G-Hb)

NHẮC LẠI SINH LÝ
Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong một khoảng thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với các protein mà không cần sự xúc tác của enzym (phản ứng glycosyl hóa protein hay còn gọi là phản ứng Amadori) tạo thành các sản phẩm Amadori. (Khi phản ứng xảy ra trong hồng cầu, glucose kết hợp với hemoglobin tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa. Như vậy, hemoglobin bị glycosyl hóa (hémoglobine glycosylée) chính là hemoglobin của các hồng cầu bị bão hòa với glucose dưới dạng glyco- hemoglobin. Tình trạng bão hòa này được thể hiện trong suốt 120 ngày của đời sống hồng cầu.
 
Phản ứng Glucosyl hóa. Nguồn Internet
Bằng cách định lượng nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa (glycosylated hemoglobin), người thầy thuốc có thể nhận định được nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2-3 tháng trước đó của BN. Điều này cung cấp các thông tin quý giá để theo dõi các BN bị ĐTĐ là đối tượng có nồng độ glucose máu. thay đổi quá nhiều giữa các ngày và giúp theo dõi mức độ kiểm soát lâu dài bệnh ĐTĐ.

Khi nhận định kết quả XN nồng độ hemoglobin bị glycosỵl hóa, điều quan trọng cần biết là định lượng được thành phần nào của hemoglobin bị glycosyl hóa. Một số phòng XN báo cáo hemoglobin bị glycosyl hóa bao gồm tổng các Hb (tức là gồm cả Hb A1a, A1b A1c), một số phòng XN khác chỉ ghi nhận nồng độ HbA1C như là thành phần hemoglobin được glycosyl hóa (giá trị này có thể thấp hơn 2-4% so với giá trị được báo cáo đối với tổng các hemoglobin được bão hòa glucose). HbA1C là một phân nhóm của HbA , valin có chuỗi N tận (N-terminal Val) của phân tử hemoglobin này sẽ phản ứng với glucose thông qua phản ứng glycosyl hóa không cần enzym xúc tác và không thuận nghịch để tạo nên sản phẩm amadori gọi là HbA1C bị glycosyl hóa (hay HbA1C).


Mối tương quan giữa nồng độ HbAlC và nồng độ glucose huyết tương được thể hiện bằng tăng thêm 1% giá trị nồng độ HbA1C tương ứng với nồng độ glucose huyết tương trung bình tăng thêm 35 mg/dL. Vì vậy:
- 4% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 65 mg/dL
- 5% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 100 mg/dL
- 6% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 135 mg/dL
- 7% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 170 mg/dL
- 8% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 205 mg/dL
- 9% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 240 mg/dL
- 10% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 275 mg/dL
- 11% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 310 mg/dL
- 12% HbA1C = nồng độ glucose huyết tương trung bình là 345 mg/dL

MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
Để theo dõi hiệu quả điểu trị và mức độ kiểm soát nồng độ glucose huyết ở BN bị ĐTĐ.

CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
XN được thực hiện trên hồng cầu, lấy máu và chống đông bằng EDTA. Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
Giá trị bình thường có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm. Kết quả được trả lời bằng % nồng độ hemoglobsn bị glycosyl hóa so với nồng độ hemoglobin toàn phần:
- HbA1 toàn phần bị glycosyl hóa: 6 -10%
- HbA1a bị glycosyl hóa: 0,3 - 0,5%
- HbAlb bị glycosyl hóa: 0,5 - 0,9%
- HbA1c bị glycosyl hóa:
+ Người lớn không bị ĐTĐ: 2,2 - 5%
+ Người lớn bị ĐTĐ: < 7% (Theo hướng dẫn của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ [ADA])

TĂNG NỒNG ĐỘ HEMOGLOBIN BỊ GLYCOSYL HÓA
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
-        Nghiện rượu.
-        Tăng nồng độ glucose máu.
-        Ngộ độc chì.
-        Bệnh ĐTĐ mới được chẩn đoán.
-        Bệnh ĐTĐ được kiểm soát kém.

GIẢM NỒNG ĐỘ HEMOGLOBIN BỊ GLYCOSYL HÓA
Các nguyên nhâm chính thường gặp là:
-        Mất máu mạn tính.
-        Suy thận mạn.
-        Thiếu máu tan máu.
-        Có thai
-        Thiếu máu hồng cầu hình liềm (sickle cell artemia).
-        Sau cắt lách.
-        Thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemia.

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
-  Giảm thời gian sống trung bình của hồng cẩu có thể là nguyên nhân gây ước tính thấp hơn giá trị thực nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa (Vd: khi BN bị thiếu máu tan máu, nhiễm thiết huyết tố được điều trị bằng trích máu)
-   Có các hemoglobin bất thường cũng có thể là nguyên nhân gây sai lạc kết quả.
-   Nồng độ hemoglobin bị glycosyl hóa rất thường bị ước tính cao hơn giá trị thực khi có tình trạng suy thận.

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG HEMOGLOBIN A1C
- XN khồng thể thiếu trong quy trình theo dõi và chăm sóc lâu dài các BN ĐTĐ, nhất là các BN ĐTĐ không ổn định.
- XN này không bị ảnh hưởng bởi thời gian lấy máu XN, loại thức ăn mà bệnh nhân ăn, tình trạng gắng sức, stress và bệnh nhân có dùng hay không dùng thuốc điều trị bệnh ĐTĐ trước đó.
- XN giúp theo dõi mức độ kiểm soát lâu dài bệnh ĐTĐ: Bằng cách định lượng nồng độ hemogiobin bị glycosyl hóa (HbA1), người thầy thuốc có thể nhận định được nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2-3 tháng trước đó của BN. Điều này cung cấp các thông tin quý giá để theo dõi các BN bị ĐTĐ có nồng độ glucose máu thay đổi quá nhiều giữa các ngày. XN nồng độ glucose máu lúc đói là một thông số không ổn định do nó có thể bị thay đổi tùy theo mức độ tuân thủ với phác đổ điều trị gần đây của BN, định lượng nồng độ HbA1 được coi như một chỉ số cộng gộp các giá trị nồng độ glucose máu trong vòng vài tháng trở lại đây của BN.
- XN định lượng nồng độ HbA1c nên được làm với tần suất:
+ ít nhất 2 lần/năm ở các BN là đối tượng đáp ứng được đích điều trị và kiểm soát ổn định nồng độ glucose máu.
+ Mỗi 3 tháng/lẩn ở các BN là đối tượng có thay đổi trong phác đồ điểu trị và/hoặc không đáp ứng được đích điều trị.
+ Khi cần để hỗ trợ cho quyết định thay đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

CÁC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG
1.      Hiện tại không khuyên cáo sử dụng XN định lượng HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ do không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu.
2.      Kiểm soát glucose máu dựa trên các kết quả nghiên cứu cho thấy hạ thấp nồng độ HbA1c sẽ giúp làm giảm các biến chứng của ĐTĐ. Theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), đích chung đối với các BN bị ĐTĐ là duy trì được một nồng dộ HbA1C < 7%. Đích mong muốn đối với các đối tượng chuyên biệt là duy trì được nồng dộ HbA1C càng ngần giá trị bình thường càng tốt (6%) mà không gây hạ glucose máu đáng kể cho bệnh nhân. Tuy vậy đích điều trị này có thể không thích hợp đối với BN có tiền sử hạ đường huyết nặng, BN có thời gian sống sót dự kiến ngắn, trẻ quá nhỏ tuổi hay người già và các đối tượng có bệnh lý nặng phối hợp.

CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG
               - Mục đích kiểm soát nồng độ glucose máu cần đạt thay đổi tùy theo đối tượng bệnh nhân. Các đích kiểm soát nồng đô glucose máu càng nghiêm ngặt (VD: duy trì nồng độ HbA1C <6%) sẽ giúp làm giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường, song lại làm tăng nguy cơ hạ glucose máu. Trẻ em, phụ nữ có thai, người già và các đối tượng có tiền sử bị hạ glucose máu nặng và thường xảy ra cần cân nhắc cẩn thận đích kiểm soát nồng độ glucose máu cần đạt.
               - Nếu không thể đạt được các đích điều trị mặc dù đã đạt được đích kiểm soát nồng độ glucose máu trước bữa ăn, có thể cần chú ý hơn nữa đánh giá nồng độ glucose máu sau bữa ăn.

               - Các bệnh nhân ĐTĐ cần được hướng dẫn cách theo dõi nồng độ glucose máu tại nhà, ghi các kết quả đó và báo cáo lại kết quả cho bác sĩ điều trị trong các lần khám định kỳ. 

No comments:

Post a Comment