++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Wednesday, October 22, 2014

Quy trình truyền máu lâm sàng

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet


1. Mở đầu
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn trong đó truyền máu lâm sàng là khâu cuối cùng nh­ưng rất quan trọng.
Truyền máu lâm sàng chủ yếu liên quan đến các công tác như chỉ định truyền máu, dự trù máu và chế phẩm máu, lĩnh máu từ trung tâm truyền máu về bệnh phòng và thực hiện truyền máu tại buồng bệnh, theo dõi bệnh nhân trong và sau khi truyền máu cũng như xử lý các phản ứng không mong muốn liên quan đến truyền máu.
Việc truyền máu phải được thực hiện theo quy định của Quy chế truyền máu do Bộ Y tế ban hành ngày 19 tháng 1 năm 2007 (sau đây gọi tắt là Quy chế truyền máu).

Những phản ứng bất lợi với người hiến máu và cách xử trí

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
1. Những trục trặc với dòng máu chảy
            Đôi khi, việc chọc ven không hoàn hảo hoặc ven có thể tăng co thắt sau khi chọc làm cho dòng máu không được duy trì ổn định.
Xử trí khi có những trục trặc với dòng máu chảy:
1.      Không được thăm dò trong ven, vì điều này có thể gây tụ máu và làm người cho rất khó chịu.
2.      Rút kim ra và bỏ túi máu đi vì nó có thể bị nhiễm trùng
3.      Không bao giờ được chọc tiếp ở cùng một tay
4.      Động viên người cho, giải thích cho họ một cách đầy đủ về việc chọc ven không hoàn hảo để duy trì được sự tin tưởng của họ, và xin lỗi họ.
            - Nếu người cho máu đồng ý, có thể thử chọc ven tiếp ở tay kia, đảm bảo là có được ven thích hợp. Không được lấy quá 450 ml cho cả hai lần.
            - Nếu thất bại trong việc duy trì sự ổn định dòng máu chảy trong khi lấy máu, người thực hiện chọc ven phải được thông báo ngay lập tức.

Các phản ứng truyền máu và cách xử trí

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet


Máu và các chế phẩm, cũng như các loại thuốc khác và các phương pháp điều trị khác, đều có các tác dụng có lợi và tác dụng phụ không có lợi cho người bệnh. Thực hiện tốt an toàn truyền máu bao gồm  nắm vững những lợi ích mà truyền máu mang lại đồng thời hiểu rõ những nguy cơ do truyền máu có thể gây ra.
An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn trong đó truyền máu lâm sàng đứng ở vị trí cuối cùng nhưng rất quan trọng. Ngân hàng máu phải đảm bảo cung cấp cho các bệnh viện các sản phẩm máu an toàn, có chất lượng. Các bác sĩ lâm sàng tại các bệnh viện có trách nhiệm chỉ định điều trị đúng và hợp lý máu & các chế phẩm, truyền máu và các chế phẩm đúng nguyên tắc và đúng quy trình, xử trí kịp thời và chính xác các tai biến truyền máu.

Xét nghiệm cấy nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh


1.      Quan sát nước tiểu
Màu sắc, độ trong đục, có máu... và ghi sổ
2.                  Soi trực tiếp
Nhuộm Gram nước tiểu không ly tâm: nếu có > 1 VK/vi trường 100X thì kết luận số lượng vi khuẩn > 105 CFU/ ml.
3.                   Môi trường
- Thạch máu để cấy đếm nước tiểu không ly tâm.
- Thạch UriSelect 4 cấy đếm, đồng thời định danh sơ bộ vi khuẩn gây bệnh.

Xét nghiệm cấy dịch tỵ hầu tìm vi khuẩn gây bệnh



1. Môi trường

- Thạch máu

- Thạch Socola

2. Cấy đếm dịch tỵ hầu (theo Keizo Masumoto, Tsuyoshi Nagatake - Institute of Tropical Medicine, Nagasaki Universitys Japan)

(1) Nhúng que tăm bôns'hoặc iấy 1 ăng 100µl (tương đương 0,1 ml) dịch tỵ hầu vào ống 5 ml dung dịch NaCl 0,9% tạo ống số 1 (có độ pha loãng tương ứng 10-2).

(2) Lấy 0,5 ml dung dịch ống số 1 cho sang ống số 2 chứa 4,5 ml NaCl 0,9% (có độ pha loãng tương đương 10-3).

Xét nghiệm Glucagon và ý nghĩa lâm sàng

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet




NHẮC LẠI SINH LÝ

      Glucagon là một hormon được các tế bào alpha của tụy bài tiết. Chức năng của hormon nàỵ là làm tăng nồng độ glucose máu bằng cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi glycogen thành glucose. Tình trạng tiết glucagon của cơ thể được tình trạng hạ đường huyết kích thích và tình trạng bài tiết này bị các hormon khác của tụy (Vd: insulin và somatostatin) ức chế. 

Có thể khẳng định là có tình trạng thiếu hụt glucagon bằng test truyền arginin, khi tiến hành test này nồng độ glucagon không tăng lên như dự kiến. 


Monday, October 20, 2014

Xét nghiệm Globulin tủa lạnh và ý nghĩa lâm sàng

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

NHẮC LẠI SINH LÝ

Trong huyết thanh bình thường chi có một lương rất thấp các protein có vai trò như các cryoglobulin. Vì vậy, việc tìm kiếm globulin tủa lạnh trong điều kiện bình thường được coi làm âm tính.

Cryoglobulin là các protein bất thường của huyết thanh. Các protein này bị kết tủa ở nhiệt độ thấp tại phòng XN và tan trở lại sau khi huyết thanh được làm ấm. Khi BN mang globulin tủa lạnh trong máu tiếp xúc với lạnh, có thể thấy xuất hiện các biến cố mạch máu tại các phần xa của chi, với các triệu chứng kiểu Raynauld (như đau, xanh tím và lạnh cóng đầu chi) do các phức hợp được hình thành gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ. BN có globulin tủa lạnh trong máu (cryoglobulinemia) thường bị các bệnh lý miễn dịch kết hợp.


Xét nghiệm Globulin mang thyroxin (TBG) và ý nghĩa lâm sàng

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet


NHẮC LẠI SINH LÝ
Cả hai hormon giáp là T3 (triiodothỵronin) và T4 (thyroxin) có trong máu dưới hai dạng: dạng "tự do" là dạng có hoạt tính sinh học của hormon và dạng bất hoạt gắn với các protein huyết tương (Vd: globulin mang thyroxin [TBG]). Globulin mang thyroxin (TBG) gắn với T4 ở mức 99,98% và gắn với T3 ở mức 99,8%. Hai dạng có hoạt tính sinh học và bất hoạt nói trên của T4 và T3 liên tục cân bằng với nhau. Tất cả các biến đổi nồng độ globulin mang thyroxin (TBG) sẽ kéo theo biến đổi về nồng độ của hormon toàn phần.

Thursday, October 16, 2014

Chỉ định sử dụng máu và các chế phẩm máu



Truyền máu là một phương pháp điều trị hiệu quả trong rất nhiều chuyên khoa. An toàn truyền máu đóng vai trò then chốt trong truyền máu. An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn trong đó truyền máu lâm sàng có một vị trí quan trọng.
Truyền máu lâm sàng bao gồm hai lĩnh vực: lưu trữ và sử dụng máu và các chế phẩm máu. Lưu trữ bao gồm các hoạt động chuyên môn liên quan đến việc lưu trữ và phát máu và các chế phẩm. Lưu trữ máu và các chế phẩm máu được xếp vào truyền máu lâm sàng vì nó thuộc về trách nhiệm của các bệnh viện chứ không phải của các ngân hàng máu. Sử dụng máu và các chế phẩm bao gồm: chỉ định điều trị đúng và hợp lý máu và các chế phẩm, truyền máu và các chế phẩm đúng nguyên tắc và đúng quy trình, xử trí kịp thời và chính xác các tai biến truyền máu.

Xét nghiệm các đơn vị máu toàn phần và thành phần máu

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

I. Nguyên tắc xét nghiệm
1. Phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho mỗi đơn vị máu, thành phần máu. Không được quy chiếu kết quả xét nghiệm đã thực hiện từ trước hoặc các lần hiến máu trước của người hiến máu cho đơn vị máu, thành phần máu mới hiến, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
2. Chọn lựa, sử dụng các thuốc thử, sinh phẩm, dụng cụ, thiết bị xét nghiệm bảo đảm chất lượng xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm soát chất lượng sinh phẩm, kiểm tra chất lượng xét nghiệm.

Điều kiện hiến máu

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

I. Tiêu chuẩn người hiến máu
Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
2. Sức khỏe:
a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

Xét nghiệm cấy đờm tìm vi khuẩn gây bệnh



    1. Quan sát đại thể
- Nhận định màn sắc, mủ, nhày, nước bọt, số lượng.

 2. Xử lý bệnh phẩm
Rửa đờm 2 lần bằng nước muối sinh lý: đổ toàn bộ lọ đờm vào đĩa Petri có nước muối sinh lý. Dùng que cấy nhặt một mẩu đờm (chỗ nghi ngờ nhất) khuấy đi khuấy lại vài lần cho hết nước bọt bám phía ngoài. Nhấc que cấy có đờm sang đĩa Petri thứ 2 rồi lại tiếp tục làm như trên.

Xét nghiệm cấy mủ tìm vi khuẩn gây bệnh



1.       Nhuộm soi trực tiếp
- Nhuộm Gram: quan sát hình thể, các sắp xếp, tính chất bắt màu của vi khuân.
- Nhuộm Ziehl Neelsen: phát hiện AFB.

2. Nuôi cấy phân lập
2.1. Môi trường
- Canh thang BHI (Brain heart infusion) hoặc canh thang glucose 2%.
- Thạch máu đĩa.

Wednesday, October 15, 2014

Xét nghiệm phản ứng hòa hợp ở 4 điều kiện

An toàn truyền máu
Thử nghiệm chéo phát máu ở 4 điều kiện

I. Tên xét nghiệm :
- Xét nghiệm hòa hợp phát máu ở 4 điều kiện

II. Khái niệm :
Là các kỹ thuật xét nghiệm hoà hợp phát máu giữa hồng cầu người cho và huyết thanh người nhận  được thực hiện đồng thời ở các điều kiện :
- Nhiệt độ phòng thí nghiệm
- Nhiệt độ 370C
- Có sử dụng men ( papain hoặc bromelin )
- Trong điều kiện có kháng globulin người

Tuesday, October 14, 2014

Xét nghiệm Gamma GT (Gamma-glutamyl-transferase) và ý nghĩa lâm sàng


NHẮC LẠI SINH LÝ
Gamma-glutamyl-transferase (gamma GT) là một enzym của màng tham gia vào quá trình xúc tác chuyển các nhóm gamma-glutamyl giữa các axit amin qua màng tế bào.
Enzym này được thấy với hoạt độ lớn ở gan, thận, tụy, đường mật và với hoạt độ thấp hơn ở tim, lách và ruột non. Tuy vậy, enzym lưu hành trong huyết tương có nguồn gốc chủ yếu từ gan mật.

Xét nghiệm Gamaglobulin (Ig) và ý nghĩa lâm sàng

NHẮC LẠI SINH LÝ

Protein toàn phần trong máu bao gồm albumin và globulin. Các globulin được chia thành các loại alpha, beta và gamma globulin (Hình 1).

Gamaglobulin cấu thành nên một nhóm các protein có nguồn gốc từ máu (do tế bào dòng lỵmpho tổng hợp), ngược lại với các protein huyết tương khác thường do gan tổng hợp.
Các gama globulin có tất cả các đặc tính cơ bản về khả năng phản ứng đối với các kháng nguyên đặc hiệu do đó chúng cũng có các đặc tính miễn dịch. Chính vì vậy, các gamma globulin có tên gọi là globulin miễn dịch (immunoglobulin haỵ Ig).

Monday, October 13, 2014

Xét nghiệm cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh



1. Quan, sát đại thể
Nhận định tính chất phân: màu sắc, lỏng, rắn, nhày máu, ký sinh trùng.

2. Soi tươi
Chỉ thực hiện khi quan sát hiện tượng di động của phảy khuẩn tả hoặc để phát hiện các loại ký sinh trùng, nấm.

3. Nhuộm soi trực tiếp
- Nhuộm xanh methylen: quan sát bạch cầu đa nhân, hồng cầu.
- Nhuộm Gram: phát hiện các vi khuẩn có hình thể đặc biệt như phảy khuẩn tả, Campylobacter, tụ cầu, nấm men, các vi khuẩn kỵ khí...

Xét nghiệm cấy máu tìm vi khuẩn gây bệnh


1. Thời điểm lấy máu
- Lấy máu trước thời điểm người bệnh có biểu hiện rét run và bắt đầu sốt cao, trong vòng 30 phút, không được chậm chễ vì theo thòi gian lượng vi khuẩn trong máu sẽ giảm xuống sau khi bệnh nhân hạ sốt
- Lấy máu trước khi sử dụng kháng sinh. Nếu đang sử dụng kháng sinh phải ngừng kháng sinh hoặc lấy máu trước thời điểm sử dụng liều kháng sinh tiếp theo.

Sunday, October 12, 2014

Xét nghiệm định lượng Fibrinogen và ý nghĩa lâm sàng

NHẮC LẠI SINH LÝ
Fibrinogen là một glycoprotein có TLPT 340 000, được gan tổng hợp và có thời gian bán hủy là 4 - 5 ngày.
Fibrinogen tham gia vào:
1. Phản ứng viêm mà trong phản ứng nàỵ có một mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ fibrinogen với tốc độ lắng hồng cầu và nồng độ của protein phản ứng c (CRP).
2. Quá trình đông máu: thrombin kích thích sự hình thành fibrin từ fibrinogen. Fibrin monomer này khi được yếu tố XIII (yểu tố làm ổn định fibrin) tham gia thêm sẽ hình thành một cục đông fibrin ổn định tại vị trí tổn thương (Hình I). Trong trường hợp tăng hoạt động tiêu fibrin (tiêu fibrin tiên phát hay thứ phát), fibrinogen bị thoái giáng bởi plasmin thành các sản phẩm thoái giáng của fibrinogen (PDF) tạo thành các đoạn sớm (X và Y) và các đoạn muộn (D và E).

Giản đồ quá trình hình thành fibrin


Xét nghiệm Ferritin và ý nghĩa lâm sàng


NHẮC LẠI SINH LÝ
Ferritin là một protein chính giúp dự trữ sắt trong cơ thể, vì vậy định lượng nồng độ ferritin cung cấp một chỉ dẫn về tổng kho dự trữ sắt có thể được cơ thể đưa ra sử dụng. Nồng độ ferritin giảm xuống trước khi xẩy ra triệu chứng thiếu máu. Vd: trong giai đoạn 1 của thiếu máu do thiếu sắt, các kho chứa ferritin và hemosiderin sẽ bị thiếu hụt. Trong giai đoạn 2 sắt huyết thanh giảm xuống và khả năng gắn sắt toàn thể (total iron binding capacity) tăng lên. Chỉ tới giai đoạn 3, nồng độ hemoglobin mới giảm và tình trạng thiếu hụt sắt mới có tác động đến quá trình sinh tổng hợp hem.


Thursday, October 9, 2014

Phương pháp hiệu giá kháng thể miễn dịch


1.  Nguyên tắc: 
Kháng thể miễn dịch thường kết hợp với kháng thể tự nhiên.Vì vậy muốn hiệu giá kháng thể miễn dịch phải tiến hành qua 2 giai đoạn:
- Trung hoà kháng thể tự nhiên bằng chất Witebsky hoặc khử kháng thể tự nhiên bằng cách đun nóng ở 70oC trong 10 phút.
- Tìm hiệu giá kháng thể miễn dịch có thể thực hiện một số kỹ thuật sau:
+ Phương pháp hiệu giá ở môi trường anbumin.
+ Nghiệm pháp coombs gián tiếp.
+ Kỹ thuật xử lý hồng cầu bằng men huỷ đạm papain, trypsin, bromelin.

Quy trình xét nghiệm tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO 2010


I. CHUẨN BỊ VÀ LẤY MẪU

1. Chuẩn bị lấy mẫu
- Mẫu thử nên được lấy tại phòng riêng gần phòng xét nghiệm để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của tinh dịch và cũng để theo dõi thời gian ly giải của tinh dịch
- Thời gian kiêng xuất tinh tối thiểu là 2 ngày, tối đa là 7 ngày. Trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra lại thì số ngày kiêng nên giống nhau.
- Bệnh nhân cần nắm rõ thông tin về cách lấy mẫu như: phải thu thập toàn bộ mẫu và phải thông tin cho nhân viên y tế khi làm rơi vãi.

Xét nghiệm Estrogen và ý nghĩa lâm sàng




NHẮC LẠI SINH LÝ
Estrogen có mặt trong cơ thể dưới vài dạng, bao gồm estradiol (E2)> estriol (E3) và estron (El). Estrogen được sản xuất từ 3 nguồn là: vỏ thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn. Xác định nồng độ estrogen có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của cả ba tuyến nội tiết nói trên.
Hình 1. Công thức của estriol, estradiol và estron

Wednesday, October 8, 2014

Các giai đoạn trong đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm


1. Giai đoạn trước xét nghiệm
1.1. Các yêu cầu của giai đoạn trước xét nghiệm
Người làm xét nghiệm cần kiểm tra phiếu yêu cầu xét nghiệm về các thông tin liên quan đến bệnh nhân và yêu cầu xét nghiệm; Nhập sổ nhận mẫu và ghi nhận các thông tin về cách thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm.

An toàn thao tác kỹ thuật, hóa chất, cháy nổ và điện trong phòng xét nghiệm


1. Các hóa chất nguy hiểm
1.1. Nguồn phơi nhiễm.
- Hít phải
- Tiếp xúc
- Nuốt phải
- Bị kim châm
- Bị xâm nhập qua vùng da hở

Cấp độ an toàn sinh học của phòng xét nghiệm



1. Thiết kế và trang thiết bị
1.1. Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1
Dùng để nghiên cứu, làm việc với các tác nhân gây bệnh (TNGB) thuộc nhóm 1. Đây là những yêu cầu tối thiểu cho tất cả các phòng xét nghiệm.
1.1.1. Thiết kế
            Việc thiết kế phòng xét nghiệm và xác định các loại công việc thực hiện trong phòng xét nghiệm cần đặc biệt chú ý đến những điều kiện ảnh hưởng đến vấn đề an toàn:

Xét nghiệm AFB bằng kỹ thuật nhuộm Ziehl - Neelsen


1. Lấy và vận chuyển bệnh phẩm đờm
1.1. Lấy bệnh phẩm
- Tốt nhất lấy 3 mẫu:
+ Mẫu I: Lần đầu đến khám.
+ Mẫu II: Lấy vào buổi sáng dậy (tốt nhất).
+ Mẫu III: Lấy tại chỗ bác sĩ.
- Lấy bệnh phẩm ngoài trời thông thoáng, nơi ít người, không nên tập trung vào 1 chỗ.
- Bệnh phẩm được lấy vào hộp nhựa sạch, có nắp xoáy, trong, có nhãn. Bệnh phẩm là đờm, không phải nước bọt hay nước mũi.

Kỹ thuật nhuộm Gram


1. Giới thiệu và nguyên lý:
- Nhuộm Gram là một phương pháp nhuộm do Gram sáng chế năm 1884. Phương pháp này giúp phân biệt vi khuẩn bắt màu Gram (Gram dương) và vi khuẩn không bắt màu Gram (Gram âm), từ đó giúp cho việc chẩn đoán xác định loại vi khuẩn.

- Dựa trên sự khác nhau về cấu trúc của vách tế bào nên trong quá trình nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương sẽ giữ được phức hợp tím gentians-iod không bị tẩy màu bởi alcohol, trong khi vi khuẩn Gram âm không giữ được phức hợp này. Do vậy, kết quả sau khi nhuộm là vi khuẩn Gram dương vẫn giữ được màu tím của gentians, còn vi khuẩn Gram âm bắt màu hồng của fucshin.

Thao tác vô trùng trong phòng xét nghiệm


1.  Khái niệm và tầm quan trọng
1.1. Khái niệm
Thao tác vô trùng là tất cả những việc làm trong quá trình thực hiện một quy trình kỹ thuật, không để cho vi sinh vật từ môi trường hoặc từ người thực hiện nhiễm vào đối tượng, vật liệu xét nghiệm và ngược lại.

Tuesday, October 7, 2014

Các phương pháp khử trùng, tiệt trùng trong phòng xét nghiệm


1. Môt số khái niệm

- Tiệt trùng (sterilization) là các biện pháp loại bỏ hoàn toàn hoặc phá huỷ mọi dạng sống của vi sinh vật. Quá trình này được thực hiện bằng phương pháp hoá học hoặc lý học, bằng nhiệt khô, nhiệt ướt hoặc khí ethylene oxide (EO). Khi hoá chất được sử dụng cho mục đích phá huỷ mọi dạng sống của vi sinh vật bao gồm cả nha bào và nấm thì hoá chất đó được gọi là chất tiệt khuẩn. Nếu cũng các hoá chất đó được sử dụng trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn hơn thì nó là chất khử trùng.

Phương pháp lấy, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh


1. Tầm quan trọng
- Kết quả phân lập vi khuẩn không chỉ đơn thuần dựa vào các phương pháp nuôi cấy tại phòng xét nghiệm mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật lấy bệnh phẩm, vận chuyển và bảo quản bệnh phẩm.
- Lấy bệnh phẩm theo đúng quy định là bước đầu quan trọng nhất để khẳng định vi sinh vật được tìm thấy là tác nhân gây bệnh. Lấy bệnh phẩm không đúng phương pháp không những dẫn đến kết quả thiếu chính xác mà thậm chí còn có hại cho việc điều trị.

Monday, October 6, 2014

Xét nghiệm Erythropoietin máu và ý nghĩa lâm sàng


ERYTHROPOIETIN (EPO) 




NHẮC LẠI SINH LÝ
Erythropoietin là một glycoprotein được thận sản xuất khi đáp ứng với tình trạng giảm oxy mô. Sau khi được tiết ra hormon này kích thích quá trình sản xuất hồng cầu trong tủy xương. Erythropoietin cho phép các tế bào gốc của tủy xương biệt hóa thành các nguyên hồng
cầu (một tế bào tiền thân của hồng cầu)

Xét nghiệm đo độ thẩm thấu niệu và ý nghĩa lâm sàng


ĐỘ THẨM THẤU NIỆU

NHẮC LẠI SINH LÝ
Độ thẩm thấu niệu (urine osmolality) đo số lượng các phần tử có hoạt tính thẩm thấu trong 1 kg nước tiểu. Thống số này phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Sau một đêm nhịn đói, độ thẩm thấu niệu phải cao gấp ít nhất 3 lần so với độ thẩm thấu máu.
Trong thực hành có thể sử dụng 2 thuật ngữ với ý nghĩa tương đương là độ thẩm thấu niệu (osmolalité urinaire) và tính thẩm thấu niệu (osmolarité urinaire) khi trong nước tiểu không có các phân tử có TLPT lớn (Vd: protein).

Xét nghiệm đo độ thẩm thấu máu và ý nghĩa lâm sàng


ĐỘ THẨM THẤU MÁU

NHẮC LẠI SINH LÝ
Độ thẩm thấu máu hay áp lực thẩm thấu máu ”hữu dụng” đo số lượng các phần tử có hoạt tính thẩm thấu trong huyết tương. Đây là một XN hữu ích để đánh giá tình trạng mất cân bằng về nước và điện giải và để quyết định nhu cầu dịch của cơ thể.
Áp lực thẩm thấu máu cung cấp những thông tin hữu ích về:
Tình trạng dịch của BN.
Tình trạng cô đặc của nước tiểu.
Tình trạng bài xuất hormon chống bài niệu (ADH).

Xét nghiệm đo độ nhớt của máu và ý nghĩa lâm sàng

ĐO ĐỘ NHỚT CỦA MÁU


NHẮC LẠI SINH LÝ:
Máu là một dịch treo các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cẩu trong môi trường huyết tương.
Dòng chảy của máu trong một lòng mạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Áp lực động mạch.
- Áp lực tĩnh mạch.
- Bán kính của lòng mạch.
- Chiều dài mạch.
- Độ nhớt của máu.