NHẮC LẠI SINH LÝ
Gamma-glutamyl-transferase
(gamma GT) là một enzym của màng tham gia vào quá trình xúc tác chuyển các nhóm
gamma-glutamyl giữa các axit amin qua màng tế bào.
Enzym này được thấy với hoạt độ lớn ở
gan, thận, tụy, đường mật và với hoạt độ thấp hơn ở tim, lách và ruột non. Tuy
vậy, enzym lưu hành trong huyết tương có nguồn gốc chủ yếu từ gan mật.
Ở người
nghiện rượu, gamma GT thường bị gia tăng đơn độc. Giá trị của enzym tương ứng với
lượng rượu hấp thụ và nghiên cứu đường tiến triển của enzym theo thời gian giúp
người thầy thuốc đánh giá thói quen dùng rượu của bệnh nhân.
Trong trường hợp tăng phosphatase kiềm,
xác định gamma GT cho phép phân biệt nguồn gốc xương (gamma GT bình thường) với
nguồn gốc gan mật của tình trạng tăng phosphatse kiềm (gamma GT tăng).
MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT
NGHIỆM
Để chẩn đoán một bệnh lý gan mật hay các tình trạng nghiện rượu mạn
tính.
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
XN được tiến hành trên huyết thanh.
Yêu cầu BN nhịn ăn 8h trước khi lấy máu XN. BN không được uống rượu
trong vòng 24h trước khi lấy máu XM.
Ghi
chú:
Có thể bảo quản bệnh phẩm trong vòng 24h ở 4°c. Tuy vậy, phải tiến hành
tương đối nhanh quá trình tách hồng cầu để tránh bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu,
GIÁ TRỊ BlNH THƯỜNG
- Nam: 5-38 U/L hay 5 - 38 IU/L
- Nữ: 5 - 29 U/L hoy 5 -
29 IU/L
- Trẻ nhỏ: 3 - 30 U/L hay 3 - 30 IU/L
- Trẻ lớn: lớn gấp 5 giá trị được thấy ở trẻ nhỏ.
TĂNG GAMMA GT HUYẾT THANH
Các
nguyên nhân chính thường gặp là:
1.
Các bệnh lý gan mật
- Rượu: thoái hóa mỡ, thoái hóa mỡ xơ hóa, xơ gan, viêm gan do rượu.
- Thuốc: Phenobarbital, phenytoin, warfarin, thuốc
ngừa thai uống, rifampicin, INH.
- Viêm gan
nhiễm trùng: viêm gan A, B, không A, không B, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm
trùng, bệnh do toxoplassmose, nhiễm trùng do cytomegalovirus.
- Viêm gan mạn tính.
- Suy tim mất bù (gan ứ huyết).
2.
Các xâm nhiễm gan
- Tăng lipid máu.
- Di căn.
- U lympho.
- Áp xe.
- Kén sán lá gan.
- Bệnh sarcoldose (sarcoidosis).
- Lao.
3.
Bệnh lý gây ứ mật
- Xơ gan do mật tiên phát
- Viêm đường mật xơ hóa.
- Sỏi mật.
- Ung thư biểu mô đường mật.
4.
Các tổn thương tuỵ tạng - Viêm tụy cấp.
- Viêm tụy mạn.
- Ung thư tụy.
- U bóng Vater (Ampullome de Vater).
5. Các tổn thương thận
- Hội chứng thận hư.
- Ung thư biểu
mô thận (hypernephroma) (hiếm gặp).
CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM
THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầy có thể làm thay đổi kết
quả xét nghiệm.
- Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ gamma-GT là: rượu,
aminoglycosid, barblturat (Vd: phenobarbital), thuốc kháng H2, thuốc chống
viêm không phải là Steroid, phenytoin, thuốc ngừa thai uống, thuốc chống trầm cảm.
- Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ gamma-GT là: Clofibrat, thuốc chống đông.
LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐO
HOẠT ĐỘ GAMMA GT HUYẾT THANH
1.
XN cho phép phát hiện các BN nghiện rượu song không chịu nhận mình nghiện
rượu (tăng gamma GT thường đi kèm với thiếu máu hồng cầu to và tăng axit uric máy).
2.
XN hữu ích để theo dõi các BN nghiện rượu: đo hoạt độ gamma GT giúp chẩn đoán sớm các vấn đề gan mật ở BN nghiện
rượu nhất là xơ gan do rượu và u gan. trong thời gian cai rượu, gamma GT giảm xuống khoảng 50% trong vòng 8 ngày.
3.
XN cho phép phân biệt tăng phosphatase kiềm nguồn gốc xương với tăng phosphatase kiềm nguồn gốc gan mật khi tiến
hành đo hoạt độ-gamma GT huyết thanh cùng với đo hoạt độ phosphatase kiềm (do gamma GT đặc hiệu hơn đối với các bệnh lý gan mật).
4. XN
hữu ích để theo dõi các tình trạng ứ mật: giảm rõ rệt hoạt đô gamma GT ở BN sỏi
mật gợi ý đã loại bỏ được SỎI mật. XN
đo hoạt độ gamma GT nhạy hơn XN đo hoạt độ phosphatase kiềm
và transaminase (ALT, AST) trong phát hiện tình trạng vàng da tắc mật.
CÁC CẢNH BÁO LÂM SÀNG
Trong chẩn
đoán tình trạng nghiện rượu
mạn:
- Kết quả đo hoạt độ gamntna GT huyết thanh bình thường không cho phép loại bỏ chẩn đoán có
ngộ độc rượu. Kết hợp giữa đo hoạt độ gamma GT và XN công thức máu thấy có tăng
thể tích hồng cầu chỉ giúp phát hiện được khoảng 70% các BN bị nghiện rượu mạn.
- Trái lại, kết quả XN bất
thường song không
có biểu hiện bệnh lý gan trên lâm sàng cũng
không cho phép khẳng định chẩn đoán có tình trạng nghiện rượu mạn do có nhiều
nguyên nhân khác cũng gây tăng hoạt độ gannma GT (Vd: đái tháo đường, cường giáp,
bệnh cẩu thận).
- Đối với
các bệnh lý gan mật, mặc dù gamma GT
cho thấy là một XN rất nhạy
song nó hoàn toàn không giúp
ích gì trong xác định nguyên nhân gây bệnh đặc hiệu. Các tình trạng gây tăng
gamma GT mạnh nhất là ứ mật và viêm gan do rượu.
No comments:
Post a Comment