Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
I. Nguyên tắc xét nghiệm
1. Phải
thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho mỗi đơn vị máu, thành phần máu. Không được
quy chiếu kết quả xét nghiệm đã thực hiện từ trước hoặc các lần hiến máu trước
của người hiến máu cho đơn vị máu, thành phần máu mới hiến, trừ trường hợp quy
định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
2. Chọn
lựa, sử dụng các thuốc thử, sinh phẩm, dụng cụ, thiết bị xét nghiệm bảo đảm
chất lượng xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu theo quy định của pháp luật. Thực
hiện kiểm soát chất lượng sinh phẩm, kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
3. Thực hiện các quy trình xét nghiệm, phương cách xét nghiệm, phân tích kết quả phù hợp với sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ hiện có và đã được lãnh đạo đơn vị thực hiện xét nghiệm phê duyệt.
4. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây
truyền qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu phải bảo đảm các yêu cầu
sau:
a) Mẫu máu xét nghiệm phải cùng nguồn gốc với đơn vị
máu, thành phần máu theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Có thể truy tìm túi máu từ mẫu máu và ngược lại
truy tìm mẫu máu từ túi máu;
c) Thực hiện xét nghiệm theo phương cách bảo đảm độ
nhạy, phòng ngừa nguy cơ âm tính giả và được lãnh đạo đơn vị phê duyệt;
d) Kết quả xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền
qua đường máu cho đơn vị máu, thành phần máu chỉ được dùng để kiểm soát an toàn
cho đơn vị máu, thành phần máu nhằm phòng ngừa lây nhiễm các tác nhân lây
truyền qua đường máu và không được sử dụng để trả lời, tư vấn cho người hiến
máu.
5. Khi lấy máu từ người hiến máu nhiều lần ở cùng cơ
sở lấy máu, phải đối chiếu với kết quả xét nghiệm của đơn vị máu hiến lần gần
nhất trước đó. Trường hợp các kết quả xét nghiệm có sự khác nhau hoặc nghi ngờ
nhầm lẫn mẫu xét nghiệm hoặc nhầm lẫn hồ sơ, phải xét nghiệm lại với mẫu lấy
trực tiếp từ đơn vị máu, thành phần máu.
6. Khi thực hiện xét nghiệm khẳng định về các tác nhân
lây truyền qua đường máu cho người hiến máu phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Xác minh chính xác nhân thân người được lấy máu làm
xét nghiệm;
b) Thực hiện xét nghiệm theo phương cách bảo đảm độ
đặc hiệu, phòng ngừa nguy cơ dương tính giả và được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;
c) Kết quả xét nghiệm khẳng định chỉ được dùng để trả
lời, tư vấn sức khỏe cho người hiến máu và không được dùng để kiểm soát an toàn
các đơn vị máu, thành phần máu.
II. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn
vị máu
1. Các
xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến
gồm:
a) Xét
nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc
kháng thể bất thường;
b) Xét
nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi
rút B, viêm gan vi rút C và giang mai.
2. Ngoài các xét nghiệm quy định tại Khoản 1 Điều này,
phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp sau:
a) Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu
toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu đang sống, làm việc ở những
vùng có lưu hành dịch sốt rét theo công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở
về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử
mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét;
b) Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với
các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc
hoặc truyền máu cho thai
nhi
hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sỹ điều trị.
3. Xét nghiệm bổ sung: trong một số trường hợp để bảo
đảm an toàn cho người bệnh nhận máu, các cơ sở truyền máu có đủ điều kiện kỹ
thuật được thực hiện xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các xét nghiệm bắt buộc:
a) Định nhóm máu hệ ABO: phải thực hiện bằng 2 phương
pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu với kỹ thuật tối thiểu tương đương hoặc
cao hơn kỹ thuật thực hiện trong ống nghiệm. Nhóm máu chỉ được kết luận khi có
sự phù hợp kết quả của hai phương pháp hoặc được khẳng định bằng các xét nghiệm
bổ sung;
b) Định nhóm máu hệ Rh(D): phải thực hiện bằng phương
pháp huyết thanh mẫu với kỹ thuật tối thiểu thực hiện trong ống nghiệm. Chỉ
được kết luận đơn vị máu có nhóm Rh(D) âm, sau khi đã thực hiện xét nghiệm
khẳng định bằng xét nghiệm tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật kháng globulin
gián tiếp;
c) Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường phải thực
hiện kỹ thuật xét nghiệm có khả năng phát hiện các kháng thể bất thường, tối
thiểu thuộc các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran theo lộ
trình quy định tại Điều 70 Thông tư này;
d) Xét nghiệm sàng lọc HIV: phải thực hiện bằng kỹ
thuật có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá
phát quang với sinh phẩm có khả năng phát hiện đồng thời kháng nguyên, kháng
thể HIV-1 và HIV-2;
đ) Xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B: phải thực
hiện xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HBsAg bằng kỹ thuật có độ nhạy, độ đặc
hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá phát quang;
e) Xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan C: phải thực
hiện bằng kỹ thuật có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA
hoặc hoá phát quang với sinh phẩm có khả năng tối thiểu phát hiện được kháng
thể viêm gan C;
g) Xét nghiệm sàng lọc HIV-1 và HIV-2, vi rút viêm gan
B, vi rút viêm gan C bằng kỹ thuật NAT được áp dụng đối với tất cả các đơn vị
máu, thành phần máu theo lộ trình quy định tại Điều 70 Thông tư này;
h) Xét nghiệm sàng lọc giang mai: phải thực hiện xét
nghiệm phát hiện giang mai bằng kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương
hoặc cao hơn kỹ thuật RPR;
i) Xét nghiệm sàng lọc sốt rét: phải thực hiện xét
nghiệm bằng kỹ thuật có độ nhạy tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật tìm ký sinh
trùng sốt rét trên tiêu bản
giọt
đặc, giọt đàn và đọc kết quả bằng kính hiển vi quang học;
k) Xét nghiệm CMV: phải thực hiện xét nghiệm phát hiện
kháng thể IgM, kháng CMV bằng kỹ thuật có độ nhạy tương đương hoặc cao hơn kỹ
thuật ELISA hoặc hoá phát quang.
5. Thứ tự thực hiện các xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm
gan vi rút B, viêm gan vi rút C, giang mai do lãnh đạo đơn vị phê duyệt. Kết
luận đơn vị máu, thành phần máu an toàn với các tác nhân này phải căn cứ kết
quả xét nghiệm đã thực hiện bằng kỹ thuật ELISA và kỹ thuật NAT hoặc hóa phát
quang và kỹ thuật NAT.
6. Phải áp dụng các biện pháp bảo đảm chất lượng xét
nghiệm các đơn vị máu, thành phần máu theo quy định tại Phụ lục 5, Phụ lục 6
ban hành kèm theo Thông tư này.
III. Xét nghiệm sàng lọc các tác nhân
lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt
1. Việc xét nghiệm sàng lọc HIV-1 và HIV-2, viêm gan
vi rút B, viêm gan vi rút C đối với đơn vị máu trước khi truyền bằng phương
pháp xét nghiệm nhanh chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Chỉ áp dụng với các cơ sở y tế ở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo;
b) Chỉ áp dụng với các đơn vị máu toàn phần; không áp
dụng với các đơn vị thành phần máu;
c) Bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu và có ghi trong
hồ sơ bệnh án;
d) Đã liên hệ với cơ sở truyền máu gần nhất, nhưng
không có đơn vị máu hòa hợp hoặc thời gian nhận máu từ cơ sở truyền máu gần
nhất không đáp ứng yêu cầu cấp cứu người bệnh;
đ) Người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án về việc đồng ý truyền đơn
vị máu chỉ sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh, sau khi đã được nhân viên y tế giải
thích về nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra;
e) Xác nhận của phụ trách khoa, phòng khám bệnh, chữa
bệnh hoặc người
được ủy quyền về việc không có đơn vị máu phù hợp lưu trữ
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc không đủ so với nhu cầu điều trị và ghi hồ
sơ bệnh án xác nhận việc cho phép thực hiện xét nghiệm nhanh tại thời điểm cần
phải truyền máu cấp cứu.
2. Trong trường hợp áp dụng
các quy định tại Khoản 1 Điều này về việc xét nghiệm đơn vị máu bằng phương pháp xét nghiệm nhanh, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực
hiện như sau:
a) Chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện
truyền đơn vị máu chỉ sàng lọc bằng phương pháp xét nghiệm nhanh, cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phải tiếp tục thực hiện đầy đủ các xét nghiệm quy định tại Điều
14 Thông tư này và phải lưu mẫu xét nghiệm theo quy định tại Điều 16 Thông tư
này;
b) Trong trường hợp không có khả
năng thực hiện các xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 và Điểm a Khoản 2 Điều
này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải gửi mẫu huyết thanh, huyết tương của đơn
vị máu đã truyền đến cơ sở khác có khả năng thực hiện xét nghiệm theo quy định
tại Điều 14 Thông tư này trong thời gian chậm nhất là 07 ngày kể từ thời điểm
thực hiện truyền máu chỉ sàng lọc bằng phương pháp xét nghiệm nhanh; phải lưu
mẫu huyết thanh của đơn vị máu đã truyền tại cơ sở thực hiện xét nghiệm sàng
lọc theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới và hải đảo không có khả năng thực hiện xét nghiệm theo quy định
tại Điều 14 Thông tư này và cũng không thể gửi đến các cơ sở khác làm xét
nghiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều này, được sử dụng đơn vị máu đã sàng lọc
bằng phương pháp xét nghiệm nhanh, khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Người hiến máu đã được xét nghiệm sàng lọc theo quy
định của Điều 14 Thông tư này trong thời gian không quá 12 tháng tính đến thời
điểm hiến máu với các phiếu trả lời kết quả xét nghiệm phải âm tính và được lưu
trữ tại cơ sở tiếp nhận hiến máu;
b) Đơn vị máu hiến phải được làm xét nghiệm nhanh sàng
lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C với kết quả các xét nghiệm đều
phải âm tính.
IV. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
1. Phải lưu giữ mẫu huyết thanh hoặc huyết tương đã
dùng để xét nghiệm sàng lọc tất cả các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu.
2. Mẫu xét nghiệm phải được bảo quản ở nhiệt độ từ âm
18oC (- 18oC) trở xuống, được mã hóa và lập hồ sơ quản
lý.
3. Mẫu xét nghiệm phải được lưu giữ tại cơ sở thực
hiện xét nghiệm tối thiểu 02 năm kể từ ngày lấy máu. Đối với đơn vị máu, chế
phẩm máu có thời hạn sử dụng dài hơn 02 năm kể từ khi lấy máu, thì thời gian
lưu giữ mẫu xét nghiệm phải kéo dài thêm tối thiểu 01 năm tính từ thời điểm hết
hạn sử dụng các đơn vị máu, chế phẩm máu đó. Bộ phận (tổ, nhóm, khoa, phòng) lưu
mẫu huyết thanh, huyết tương phải độc lập với bộ phận làm xét nghiệm.
1. Sau khi có kết quả
xét nghiệm, bộ phận xét nghiệm phải có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn
bản hoặc truyền dữ liệu điện tử theo cách thức được lãnh đạo đơn vị phê duyệt cho
các bộ phận có liên quan.
2. Nếu các xét nghiệm
sàng lọc đơn vị máu về tác nhân gây bệnh lây qua đường máu có kết quả bất thường,
thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Phụ lục 6 ban hành kèm Thông tư này.
3. Trường hợp xét
nghiệm đơn vị máu, thành phần máu lấy từ người hiến máu nhắc lại có kết quả bất
thường về các tác nhân gây bệnh lây qua đường máu, bộ phận xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu phải
xét nghiệm lại mẫu máu từ đơn vị máu, thành phần máu của cùng người hiến máu ở
lần hiến máu trước; nếu kết quả xét nghiệm lại lần hiến trước có bất thường thì
tiếp tục kiểm tra lại mẫu lấy ở lần hiến trước liền kề, đồng thời bộ phận xét
nghiệm có trách nhiệm phải thông báo cho các bộ phận, đơn vị liên quan biết để
cùng thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc
xét nghiệm cho các mẫu máu của các lần hiến trước phải sử dụng kỹ thuật và sinh
phẩm có độ nhạy cao ít nhất bằng hoặc tương đương với kỹ thuật và sinh phẩm đã
thực hiện lần trước.
4. Chỉ được thông báo kết quả bất thường cho người
hiến máu khi đã thực hiện xét nghiệm khẳng định theo Phụ lục 6 ban hành kèm
Thông tư này. Trong trường hợp xét nghiệm khẳng định về HIV, phải thực hiện
theo quy định hiện hành của Bộ Y tế về việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV
dương tính.
"Trích Thông tư số: 26/2013/TT- BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu"
No comments:
Post a Comment