++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Wednesday, October 8, 2014

An toàn thao tác kỹ thuật, hóa chất, cháy nổ và điện trong phòng xét nghiệm


1. Các hóa chất nguy hiểm
1.1. Nguồn phơi nhiễm.
- Hít phải
- Tiếp xúc
- Nuốt phải
- Bị kim châm
- Bị xâm nhập qua vùng da hở


1.2. Bảo quản hóa chất.
Chỉ nên để trong phòng xét nghiệm những hóa chất cần thiết dùng thường ngày, số còn lại nên cất giữ nơi chuyên biệt. Hóa chất không nên cất giữ theo thứ tự alphabet

1.3. Các quy định chung đối với hóa chất kị nhau.
Để tranh cháy nổ, những hóa chất cột bên trái không được tiếp xúc với hóa chất cột bên phải:



1.4. Ảnh hưởng nguy hiểm của hóa chất
Một số hóa chất ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe khi tiếp xúc hoặc hít phải hơi của chúng. Tác động vào hệ hô hấp, máu, phổi, gan, thận, dạ dày, ruột cũng như các mô đều bị ảnh hưởng không tốt hoặc bị tổn thương. Một số hóa chất có thể gây ung thư hoặc quái thai. 
Hơi của 1 số dung môi, ngoài những độc tính nghiêm trọng có thể có đã nêu trên, việc phơi nhiễm có thể gây ra những hậu quả không thấy ngay được.

1.5. Hóa chất bị đổ
Hầu hết các nhà sản xuất hóa chất phòng xét nghiệm đều đưa ra hướng dẫn xử lý hóa chất bị đổ. Cần dán các bảng hướng dẫn ở những nơi dễ thấy và có sẵn các phương tiện sau:
1) Bộ dụng cụ xử lý khi hóa chất đổ
2) Quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động: găng tay cao su dày, ủng cao su, khẩu trang
3) Xẻng và dụng cụ hót rác
4) Kẹp để nhặt thủy tinh vỡ
5) Cây lau nhà, vải và khăn giấy
6) Xô, chậu
7) Bột Na2CO3 hoặc NaHCO3 để trung hòa acid và hóa chất ăn mòn
8) Cát (rắc lên kiềm bị đổ)

Khi làm đổ các hóa chất nguy hiểm cần phải thực hiện các bước sau:
1) Thông báo cho người phụ trách an toàn sinh học của cơ quan
2) Sơ tán người không cần thiết ra khỏi khu vực
3) Chú ý đến những người có thể đã bị nhiễm
4) Nếu chất bị đổ là chất dễ cháy thì phải dập lửa khóa bình gas trong phòng và các khu vực lân cận, mở cửa sổ (nếu có), tắt cầu dao điện
5) Tránh hít phải hơi của chất bị đổ
6) Tạo đường thoát khí nếu có thể
7) Bảo đảm có các thiết bị cần thiết để dọn dẹp hóa chất bị đổ

1.6. Khí nén và khí hóa lỏng
  Bảo quản một số khí nén và khí hóa lỏng



2. Nguy cơ về cháy nổ
- Hợp tác với chuyên viên an toàn và nhân viên chữa cháy địa phương.
- Nhân viên phòng xét nghiệm cần được đào tạo và diễn tập phòng chống cháy, sử dụng dụng cụ cứu hỏa.
- Các tín hiệu báo cháy, chỉ dẫn và lối thoát hiểm cần dán ở những vị trí dễ thấy trong mỗi phòng cũng như hành lang.
- Các nguyên nhân gây cháy nổ
 1). Mạch điện quá tải.
2). Ít bảo trì các thiết bị điện, chẳng hạn khả năng cách điện của các cáp điện bị mất hoặc rất kém.
3). Ống dẫn khí hoặc dây dẫn điện quá dài.
4). Bật các thiết bị không cần thiết.
5). Các thiết bị không thích hợp cho môi trường phòng xét nghiệm.
6). Ngọn lửa hở.
7). Ống khí hỏng.
8). Xử lý và bảo quản những vật liệu dễ nổ hoặc dễ bắt lửa không đúng cách.
9). Tách biệt những hóa chất kỵ nhau không đúng cách.
10). Các thiết bị có thể phát ra tia lửa điện ở gần những chất và khí dễ bắt lửa.
11). Hệ thống thông khí không đúng quy cách và không tương xứng.

- Các loại bình cứu hỏa và cách sử dụng:





3. Các nguy cơ về điện
- Kiểm tra thường xuyên tất cả các thiết bị điện, kể cả hệ thống nối đất.
- Bộ ngắt điện tự động (aptomat) và hệ thống nối đất cần nắp đặt chính xác vào mạch điện của phòng xét nghiệm.
- Đề phòng cháy khi đường dây bị quá tải,
- Tất cả các thiết bị điện nên nối đất, nên dùng ổ phích ba chạc.
- Hệ thống đường dây điện và các thiết bị điện cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về an toàn điện quốc gia.

4. một số chú ý về kỹ thuật trong phòng xét nghiệm
4.1. Xử lý mẫu trong phòng xét nghiệm
- Vật chứa mẫu làm bằng thủy tinh hoặc nhựa tổng hợp có dán nhãn. Những yêu cầu hoặc thông tin phải để trong phong bì chống thấm nước.
- Tránh rò rỉ, nên để vào vật chứa thứ 2, tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.
- Người nhận mẫu phải có kiến thức về nguy cơ tiềm ẩn, cách xử lý sự cố. Mẫu quan trọng nên mở trong tủ an toàn sinh học và có sẵn các hóa chất tiệt trùng.

4.2. Sử dụng pipet và dụng cụ hỗ trợ hút mẫu
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hút mẫu, không hút bằng miệng.
- Nên có nút bông không thấm giảm nhiễm bẩn thiết bị hút.
- Không thổi không khí vào dung dịch chứa vật liệu nhiễm trùng.
- Không trộn vật liệu nhiễm trùng bằng cách hút vào và xả ra qua pipet
- Dùng pipet 2 vạch tốt hơn
- Cần ngâm pipet nhiễm trùng trong dung dịch hóa chất tiệt trùng.
- Không dùng kim tiêm để hút thay pipet
- Nên đặt giấy thấm trên bề mặt làm việc và hủy sau khi làm xong như vật liệu nhiễm trùng.
- Để pipet thải bỏ trong tủ an toàn sinh học.

4.3. Tránh rơi vãi vật liệu nhiễm trùng
- Vòng cấy đường kính 2 – 3 mm và hoàn toàn khép kín. Cán không dài quá 6 cm.
- Tiệt trùng vòng cấy bắng lò nung đện tốt hơn đèn cồn, tốt nhất là dùng que khuấy 1 lần.
- Cẩn thận khi lam khô các mẫu đờm, tránh tạo khí dung.
- Những vật cần thanh trùng, thải bỏ phải được đặt trong vật chứa không rò rỉ.

4.4. Tránh nuốt phải và để các vật nhiễm trùng rơi vào mắt
- Mang găng tay dùng 1 lần, tránh chạm tay vào miệng, mắt, mặt.
- Không ăn, uống, gậm bút chì, dự trữ thực phẩm và sử dụng mỹ phẩm trong phòng xét nghiệm.
- Che mắt, mặt khi làm việc có thể gây văng bắn.

No comments:

Post a Comment