Hình ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
1.
Những trục trặc với dòng máu chảy
Đôi khi, việc chọc ven không hoàn hảo hoặc ven có thể
tăng co thắt sau khi chọc làm cho dòng máu không được duy trì ổn định.
Xử trí khi có những trục trặc
với dòng máu chảy:
1.
Không
được thăm dò trong ven, vì điều này có thể gây tụ máu và làm người cho rất khó
chịu.
2.
Rút
kim ra và bỏ túi máu đi vì nó có thể bị nhiễm trùng
3.
Không
bao giờ được chọc tiếp ở cùng một tay
4.
Động
viên người cho, giải thích cho họ một cách đầy đủ về việc chọc ven không hoàn
hảo để duy trì được sự tin tưởng của họ, và xin lỗi họ.
- Nếu người cho máu đồng ý, có thể thử
chọc ven tiếp ở tay kia, đảm bảo là có được ven thích hợp. Không được lấy quá
450 ml cho cả hai lần.
- Nếu thất bại trong việc duy trì sự
ổn định dòng máu chảy trong khi lấy máu, người thực hiện chọc ven phải được
thông báo ngay lập tức.
1. Giảm áp lực của băng : kiểm tra lại để đảm bảo là garo
vẫn tốt
2. Đầu vát của kim bị bít lại bởi thành mạch : quay kim
có thể giúp giải quyết được vấn đề.
Vị trí của đầu
kim ở đúng vào van ở bên trong lòng mạch : cố tạo lại dòng chảy bằng cách rút
nhẹ kim ra hoặc hơi xoay kim một tý.
Trước
khi làm những động tác trên :
1.
Cần
giải thích là có chút trục trặc với dòng chảy của máu và hỏi xem người cho có
bất kỳ sự khó chịu nào không.
2.
Hãy
bỏ miếng gạc phủ ra và kiểm tra là không máu tụ.
3.
Nếu
không có những vấn đề nào khác, thì tiếp tục điều chỉnh kim.
4.
Tránh
sự di động kim hoặc vặn dây lấy máu quá mức do có thể làm tạo ra cục máu đông
nhỏ có thể rơi vào dòng tuần hoàn.
Sự thất bại khi cố tạo lại dòng máu
có thể làm cho việc lấy máu chỉ được một phần. Điều này cần được ghi rõ trên
thẻ của người cho và họ cần được giải thích và xin lỗi. Nếu lượng máu lấy được
quá ít thì không nên tiếp tục lấy máu tiếp. Điều này cũng cần được ghi lại trên
thẻ cho máu của người cho.
2. Tụ máu
Sự tụ máu có thể được phòng ngừa
bằng một kỹ thuật chọc ven tốt và một áp lực của băng ép thích hợp trong quá
trình lấy máu.
Xử trí nếu có tụ máu:
1.
Ngừng
việc cho máu
2.
Băng
ép cố định cho tới khi vị trí chọc ven ngừng rỉ máu.
3.
Bôi
kem chống viêm lên khắp vùng đó và phủ miếng bông hoặc gạc sau đó băng ép lại
4.
Động
viên, an ủi người cho, giải thích điều gì đã xảy ra và lý do của vết bầm tím,
và xin lỗi họ.
5.
Bảo
người cho máu phải giữ miếng gạc 24 giờ và băng khoảng 2-4 giờ. Nếu họ cảm thấy
quá chặt hoặc tê tay thì có thể nới lỏng nó ra.
6.
Nói
với người cho máu rằng họ có thể cử động tay một cách bình thường, nhưng không
nên nâng các vật quá nặng. Cũng cần nói với họ rằng có thể dùng thuốc giảm đau
để dễ chịu, nhưng nếu vùng đó bị đau tăng lên họ có thể đến lại cơ sở truyền
máu hoặc bác sĩ của họ.
7.
Ghi
lại các chi tiết của tụ máu vào hồ sơ cho máu.
3. Tai biến chọc
phải động mạch
Đây là rắc rối ít gặp trong cho máu,
bạn có thể nhận thấy điều này rất nhanh khi thấy máu chảy rất nhanh và máu đỏ
tươi.
Xử trí nếu xảy ra tai biến chọc
phải động mạch:
1.
Ngừng
ngay việc lấy máu, ép mạnh ngay lên chỗ chọc ngay sau khi rút kim, nâng cánh
tay cao trên tầm tim.
2.
ấn
chặt trong vòng 15 phút
3.
Khi
máu đã ngừng chảy, băng ép lại và bảo người cho máu giữ khoảng 4-6 giờ
4.
Động
viên an ủi người cho, giải thích đầy đủ về điều gì xảy ra và xin lỗi họ
5.
Ghi
lại các thông tin thích hợp vào hồ sơ cho máu
6.
Không
cho người cho máu về trước khi họ cảm thấy thật bình thường, và sau khi người
cao nhất trong cơ sở truyền máu đồng ý cho họ về
7.
Nếu
bạn e ngại sự chảy máu vẫn còn tiếp tục thì nên gửi họ tới một bệnh viện hoặc
một cơ sở y tế gần nhất. Nếu người cho máu ở gần cơ sở truyền máu, thì bảo họ
quay lại để kiểm tra vào ngày hôm sau.
3.
Một vài phản ứng nhẹ, trung bình hoặc nặng :
Hầu hết mọi người có thể chịu được
khi cho 450 ml máu mà không có ảnh hưởng gì. Một số người khác có những phản
ứng cảm thấy khó chịu nghiêm trọng thấy có những triệu chững giống như sốc,
ngất sỉu hoặc thậm trí co giật. Các phản ứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào,
trong khi tuyển chọn, trong khi cho máu, trong khi nghỉ ngơi điểm tâm hoặc ngay
cả hàng giờ sau khi cho.
Có
yếu tố tâm lý trong hầu hết các trường hợp phản ứng quá nhậy cảm, không khí vui
vẻ ở buổi lấy máu thường có thể làm giảm sự lo lắng của người cho và do đó đề
phòng được các phản ứng bất lợi. Các phản ứng ở người cho ít khi xảy ra, tuy
nhiên nó có các biểu hiện như sau :
-
Nhẹ: có những biểu hiện xây xẩm nhưng không mất đi sự nhận
biết.
-
Vừa: có sự tăng nhanh của các biểu hiện trong phản ứng nhẹ và
dẫn đến sự mất nhận biết ở người cho.
-
Nặng: có các biểu hiện trên kèm theo sự co giật ( ít gặp ).
a/.
Các phản ứng nhẹ:
Các
biểu hiện của phản ứng nhẹ ở người cho gồm có :
·
Lo lắng
·
Thở nhanh
·
Mạch nhanh
·
Nhợt nhạt và vã mồ hôi
·
Choáng váng /liên tục
thở ngáp
·
Nôn/nôn vọt
Xử trí khi các phản ứng nhẹ xay
ra:
1.
Không tiếp tục lấy máu
2.
Nhấc cao chân và hạ
thấp đầu của người cho để tăng cung cấp máu
3.
Nới lỏng hoặc cởi những
áo quá chật.
4.
Tạo không khí thoáng
cho người cho bằng cách mở cửa sổ hoặc bật quạt
5.
Có chỗ chứa thích hợp
cạnh giường trong trường hợp người cho bị nôn
6.
Để người cho nghỉ ngơi
một cách đầy đủ
7. Cho người cho máu uống nước mát.
8. Sau đó cần dìu người cho từ giường tới chỗ nghỉ ăn nhẹ
và cho uống thêm nước mát.
9.
Động
viên an ủi người cho và nói qua với họ về giai đoạn này. Giải thích với họ là phản ứng này cũng hay gặp và như
vậy không có nghĩa là sức khoẻ của họ bị xấu đi.
10.
Ghi
lại phản ứng vào thẻ của người cho máu.
11.
Tư
vấn với người cho máu rằng nếu triệu chứng còn tồn tại và dai dẳng cần thông
báo lại với ngân hàng máu hoặc tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc y tá.
12.
Cần
đảm bảo rằng người cho máu hồi phục hoàn toàn trước khi rời nơi lấy máu và phải
được nhân viên truyền máu kiểm tra lại.
b/.
Các phản ứng trung bình:
Các biểu hiện của phản ứng mức độ trung bình gồm có :
1.
Mất nhận biết (ngất xỉu)
2.
Các giai đoạn mất nhận
biết lặp lại
3.
Mạch chậm và có thể khó
bắt được mạch do mạch nhỏ
4.
Thở nhanh nông
Xử trí khi các phản ứng mức độ
trung bình xảy ra:
1.
Ngừng lấy máu
2.
Nâng cao hai chân và hạ
thấp đầu người cho
3.
Cần phải có bác sĩ hoặc
một y tá có kinh nghiệm khám
4.
Nới lỏng hoặc cởi áo
quá chật
5.
Tạo không khí thoáng
cho người cho bằng cách mở cửa sổ hoặc bật quạt
6.
Có chỗ chứa thích hợp
cạnh giường trong trường hợp người cho bị nôn
7.
Kiểm tra lại mạch một
cách thường xuyên. Biểu hiện bên ngoài và tần số mạch tốt lên là biểu hiện tốt
cho tình trạng của người cho máu.
8.
Nếu có thể nên chuyển
người cho này sang một phòng khác để yên tĩnh và để người cho máu khác không
thấy những gì đang xảy ra.
9.
Nếu không có phòng khác
thì cần quây màn chắn quanh người cho.
10. Phải
luôn có người ở cạnh người cho máu đó
11. Động
viên an ủi người cho và nói với họ qua về các giai đoạn này. Cũng cần nói với
họ sau này không nên cho máu nữa.
12. Ghi
lại các phản ứng của người cho vào hồ sơ
13. Đảm
bảo người cho được nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn trước khi về.
14. Nói
với người cho, nếu các triệu chứng còn dai dẳng thì đến khám bác sĩ của họ hoặc
bệnh viện gần nhất.
15. Đảm
bảo là người cho máu được một nhân viên giám sát cho về.
16. Nếu
có thể nên thu xếp cho xe đưa họ về nhà.
c/.
Các phản ứng nặng ở người cho máu :
Thoáng ngất có thể kèm theo các cơn co giật. Các cơn co
giật có thể đến trước mọi biểu hiện và các triệu chứng của vasovagal và có thể
xảy ra mà không có tiền triệu. Các cơn co giật có thể thay đổi trầm trọng thêm
từ sự mất ý thức có kèm theo co giật nhẹ hoặc cơn choáng nặng có kèm không kiểm
soát được sự bài tiết nước tiểu và phân. Lúc này phải gọi ngay bác sĩ hoặc y
tá.
Ngất xỉu có thể hay gặp, nhưng co giật thì rất hiếm gặp.
Nếu quy trình sàng lọc người cho được thực hiện qua việc kiểm tra tiền sử bệnh
và kiểm tra sức khoẻ thì co giật sẽ không xảy ra. Phần lớn các cơn co giật sẽ
ngừng sau vài phút, nhưng chúng thường làm hoảng sợ những người cho máu khác,
vì vậy mà những nhân viên không liên quan đến việc chăm sóc theo dõi người cho
máu bị co giật thì cần đánh lạc hướng chú ý và an ủi những người cho máu khác.
Xử trú khi những cơn co giật
xảy ra:
1.
Quay người cho nằm
nghiêng để tránh tắc đường hô hấp.
2.
Giữ người cho nhẹ nhàng
để tránh bất kỳ tổn thương.
3.
Quây mành xung quanh
người cho để tạo sự riêng biệt.
4.
Kiểm tra mạch thường
xuyên.
5.
Phải có bác sĩ hoặc y
tá khám, kiểm tra.
6.
Nới lỏng quần áo.
7.
Tạo sự thoáng khí cho
người cho bằng cách mở cửa sổ và bật quạt.
8.
Nếu các cơn co giật kéo
dài hơn 5 phút, đây là một tình trạng cấp cứu và bác sĩ phải có mặt ngay. Có
thể tiêm Diazepam vào tĩnh mạch theo chỉ định của bác sỹ (tiêm bắp thì không có
tác dụng trong các trường hợp co giật).
Động viên an ủi người cho và giải thích điều gì đã xảy
ra.
9.
Nhẹ nhàng khuyên người
cho không nên cho máu lại.
10. Ghi
lại tai biến vào: hồ sơ người cho và sổ tai biến của phòng.
11. Kiểm
tra lại tiền sử bệnh và hồ sơ kiểm tra sức khoẻ các lần cho máu trước để xác
định có bất kỳ dự báo về các cơn co giật có thể xảy ra không.
12.
Khuyên người cho nên
đến bác Sỹ của họ hoặc một
bệnh viện gần nhất.
13.
Đảm
bảo là người cho đã nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn trước khi rời điểm lấy máu.
14.
Đảm
bảo là có bác sĩ hoặc nhân viên khác đồng ý cho họ về.
15.
Thông
báo với thầy thuốc của người cho về tai biến đã xảy ra.
16.
Thu
xếp đưa người cho về nhà khi họ hồi phục hoàn toàn và phải có người hộ tống họ
hoặc thu xếp đưa họ tới bệnh viện.
4. Tăng thông khí
Tăng thông khí là sự thở quá nhanh,
nó làm giảm CO2 trong máu. Tiếp theo, điều này sẽ dẫn đến là gây co thắt
cơ. Nói chuyện với người cho máu để làm họ an tâm và làm giảm đi sự lo lắng, có
thể đề phòng được tăng thông khí.
Xử trí khi sự tăng thông khí
xảy ra :
1.
Hướng dẫn người cho hít
thở nhẹ và chậm, nhưng không nên thở sâu.
2.
Nếu việc này bị thất
bại dẫn đến co cứng cơ, cần hướng dẫn người cho hít thở không khí vào một cái
túi.
3.
Giải thích điều gì đang
xảy ra và an ủi động viên họ.
5. Các tai biến khác
Có thể có các có nguy cơ tổn thương vào đầu hoặc thân thể
nếu người cho máu ngất và ngã.
Xử trí khi có tổn
thương trên đầu hoặc các tổn thương khác:
Đòi hỏi chú ý về y tế :
1.
Người cho máu phải được
bác sĩ hoặc y tá khám.
2.
Nếu có bất kỳ nghi ngại
nào về tình trạng của người cho, cần thu xếp chuyển họ tới bệnh viện và phải có
y tá đi kèm.
3.
Ghi
lại các tai biến
·
Vào
hồ sơ cho máu
·
Vào
mẫu theo dõi tai biến (do người nhân viên thực hiện lần lấy máu này ghi)
·
Vào
sổ theo dõi tai biến của phòng
Xử
trí nếu tổn thương ở mức độ nhẹ:
1. Phải để người cho nghỉ ngơi và hồi phục hoàn toàn
trước khi rời điểm lấy máu, trừ khi việc chuyển họ tới bệnh viện đã được thu
xếp
2. Người cho máu phải được một nhân viên của phòng đồng ý
cho về và người đó quyết định có thông báo với bác sĩ của người cho máu hay
không.
3. Nói với người cho nếu họ cảm thấy không khoẻ, thì họ
nên đến bác sĩ của họ hoặc bệnh viện gần nhất./.
No comments:
Post a Comment