++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Wednesday, October 1, 2014

VIRUS SỞI - Measle virus




1. Các nh cht ca virus
1.1. Hình th cu trúc
Hình thể ch yếu ca virus là hình cầu, nhưng khi là hình sợi chỉ, kích thước khoảng 140nm. Virus chứa ARN 1 sợi, nucleocapsid đối xng hình xoắn

c, v bọc. Trên b mặt v bọc ca virus các yếu tố ngưng kết hồng cầu.




1.2. Sức đề kháng
 Virus nhạy cảm đối với ether. Virus sởi có 1 sức đề kháng cao. Nó có thể sống sót nhiều ngày ở 36 độ C, ở 22 độ C sống được trên 2 tuần.

1.3. Tính chất kháng nguyên
- Kháng nguyên ribonucleoprotein hay còn gọi là kháng nguyên kết hợp bổ thể.
- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu: nằm trên bề mặt vỏ bọc. Virus sởi làm ngưng kết hồng cầu khỉ.
- Dung huyết tố: Tính chất dung huyết của virus sởi được Peries mô tả năm 1961. Hạt virus nguyên vẹn cũng như yếu tố ngưng kết hồng cầu tách rời, đều có hoạt tính tan huyết.

1.4. Nuôi cấy
Để nuôi cấy virus sởi, người ta hay dùng nuôi cấy tế bào thận người và thận khỉ, tế bào màng ối người, tế bào phôi gà... Virus sởi trong quá trình phát triển ở nuôi cấy tế bào đã gây ra hiệu ứng tế bào bệnh lý như tạo ra những đám tế bào khổng lồ có nhiều nhân và những hạt vùi ưa eosin trong bào tương và trong nhân.

2. Khả năng gây bệnh của virus
Bệnh sởi là 1 bệnh phát ban truyền nhiễm và gây dịch do virus sởi gây nên.

2.1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể
      Virus sởi xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc có thể vào mắt và nhân lên ở các tế bào biểu mô và mô bạch huyết kế cận. Qua đợt nhiễm virus máu tiên phát ngắn virus được được phân tán đến mô bạch huyết xa hơn. Sự nhân lên của virus ở đường hô hấp và ở kết mạc gây nên những triệu chứng như: sổ mũi, ho khan, đau đầu, viêm kết mạc, sốt và dấu hiệu Koplick ở niêm mạc miệng. Nhiễm virus máu xảy ra ở cuối thời kỳ ủ bệnh làm cho virus phân tán sâu rộng hơn nữa vào mô bạch huyết và làm phát ban ngoài da. Virus sởi cũng nhân lên và phá hủy đại thực bào và lympho bào gây nên suy giảm miễn dịch nhất là miễn dịch qua trung gian tế bào và quá mẫn muộn. Sự suy giảm miễn dịch ở trẻ em mắc bệnh sởi có vai trò quan trọng trong cơ chế nhiễm lao hoặc các vi khuẩn khác sau sởi (lao sơ nhiễm, viêm phế quản phổi sau sởi,...)

2.2. Dịch tễ học
     Bệnh sởi là một trong những bệnh dễ lây nhất, lưu hành ở vùng mật độ dân số cao, thỉnh thoảng lại phát sinh thành dịch, người lớn thường đã qua một lần mắc bệnh.
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt. Lây nhất ở thời kỳ khởi phát và trong khi phát ban. Trẻ em trên 6 tháng tuổi, miễn dịch do người mẹ truyền cho đã hết, lúc đó tính cảm thụ tăng rất cao.
Bệnh sởi trên toàn thế giới đều do một giống virus độc nhất và bền vững gây nên. Miễn dịch thu được sau khi khỏi bệnh bền vững suốt đời, những trường hợp mắc bệnh lần thứ hai rất hiếm.

3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Phân lập và xác định virus
- Soi dưới kính hiển vi: bệnh phẩm là dịch bài tiết tỵ hầu ở giai đoạn khởi phát của bệnh, thấy nhiều tế bào khổng lồ, nhiều nhân đặc trưng cho bệnh sởi. Phương pháp này có thể cho chẩn đoán nhanh và thuận tiện hơn so với phương pháp nuôi cấy.
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và gián tiếp: được sử dụng rộng rãi để xác định kháng nguyên sởi có trong tế bào ở bệnh phẩm dịch tiết tỵ hầu. Kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng đối với bệnh phẩm nước tiểu, bởi vì tế bào này xuất hiện trong nước tiểu 2 - 5 ngày sau khi có triệu chứng hồng ban mọc.
- Phân lập virus:
+ Bệnh phẩm: có thể từ nhiều nguồn khác nhau, như từ nước rửa họng và máu 48 giờ trước khi ban xuất hiện và 30 giờ sau khi nổi ban, đờm.
+ Phân lập: Dùng các bệnh phẩm nuôi cấy vào trong các nuôi cấy tế bào cảm thụ. Tốt nhất tế bào thận người nguyên phát HEK (Primary human kidney), ngoài ra tế bào thận khỉ có thể sử dụng tốt.
+ Xác định virus bằng cách tìm các tế bào khổng lồ, các tiểu thể ưa acid trong bào tương và trong nhân. Hoặc dùng phản ứng trung hòa trong các nuôi cấy tế bào.

3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Chẩn đoán huyết thanh sởi có thể được xác định bằng sự gia tăng kháng thể 4 lần giữa giai đoạn cấp và giai đoạn hồi phục hoặc tìm kháng thể IgM đặc hiệu kháng sởi. Các phản ứng có thể dùng, đó là:
- Phản ứng trung hòa
- Phản ứng kết hợp bổ thể.
- Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
- ELISA

3.3. Các xét nghiệm chẩn đoán khác
- Công thức máu: bạch cầu có thể cho thấy giảm và tăng tương đối. Khi bội nhiễm vi khuẩn gây viêm tai giữa hay viêm phổi thì tế bào đa nhân trung tính có thể tăng cao. Đây cũng là dấu hiệu có ích trong phát hiện biến chứng bội nhiễm.
- Xét nghiệm dịch não tủy: chỉ thực hiện khi trẻ có biểu hiện tổn thương thần kinh. Trong trường hợp này, protein tăng cao, tế bào ít tăng và chủ yếu là các tế bào lympho, glucose dịch não tủy bình thường.

4. Phòng bệnh và điều trị

4.1. Phòng bệnh
- Cách ly bệnh nhân sởi cho đến khi khỏi bệnh.
 - Đối với các trẻ em có tiếp xúc với bệnh nhân sởi thì nên dùng huyết thanh của người đã mắc bệnh sởi có chứa lượng lớn gamma globulin đặc hiệu chống sởi để có thể ngăn ngừa không cho bệnh xuất hiện hay ít nhất cũng có thể làm cho sự tiến triển của bệnh nhẹ đi rất nhiều.
- Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccine: là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả
nhất. Có 2 loại vaccine:
+ Vaccine sởi chết: hiện nay không dùng vì phải tiêm nhiều lần, gây miễn dịch yếu và hay gây hiện tượng quá mẫn khi tiêm nhắc lại.
+ Vaccine sởi sống giảm độc lực: Vaccine được tiêm 1 mũi × 0,5ml dưới da phía ngoài cánh tay. Hiệu lực của vaccine đến 95%.
Phản ứng tại chỗ và toàn thân nhẹ sau khi tiêm chủng 6 - 8 ngày. Không nên tiêm vaccine sởi cho trẻ ít tháng tuổi quá vì dưới 6 tháng trẻ vẫn còn kháng thể sởi của mẹ truyền cho. Tốt nhất là tiêm cho trẻ 9 - 11 tháng tuổi.
Hiện nay ở nước ta đang dùng loại vaccine sởi sống giảm độc lực trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

4.2. Điều trị:
       Trong các trường hợp không có biến chứng, chữa bệnh chỉ nhằm giải quyết các triệu chứng. Cho trẻ nằm nghỉ, ăn các thức ăn dễ tiêu. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Dùng gamma globulin đặc hiệu chống sởi để điều trị, có tác dụng rất tốt.


No comments:

Post a Comment