++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Thursday, November 20, 2014

Quản lý mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm tế bào T-CD4

1.      Lấy mẫu bệnh phẩm
1.1.       Xác định đúng bệnh nhân
Xác định đúng bệnh nhân ngay trước khi lấy mẫu là một yếu tố thiết yếu.
-      Xác định đúng bệnh nhân bằng cách “hỏi” và kiểm tra đối chiếu với các thông tin của bệnh nhân được ghi trong phiếu yêu cầu xét nghiệm. Việc này cần được thực hiện trước khi lấy mẫu.
-     Các thông tin cần xác định bao gồm: Mã số, họ tên đầy đủ, tuổi, giới tính, địa chỉ, số giường, khoa phòng (nếu bệnh nhân nội trú).
Lưu ý: Nhân viên y tế cần thu thập một số yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm đếm số lượng tế bào T-CD4 như:
+ Giới tính, chủng tộc, tuổi, căng thẳng tâm lý, chu kỳ kinh nguyệt ...
+ Thời điểm trong ngày ảnh hưởng tới số lượng tế bào T-CD4 (thấp nhất lúc 12 giờ 30 phút, cao nhất lúc 20 giờ 30 phút). Do vậy, việc lấy máu xét nghiệm nên được thực hiện vào cùng thời điểm trong ngày để tiện cho việc đánh giá (ví dụ: lấy máu xét nghiệm tế bào T-CD4 lần thứ nhất vào buổi sáng thì lần thứ hai cũng phải lấy máu vào buổi sáng).
+ Mang thai làm loãng máu dẫn đến giảm một lượng ít tế bào T-CD4 nhưng không làm giam ti lệ phần trăm tế bào T-CD4.
+ Một số loại thuốc làm giảm số lượng tế bào T-CD4 (ví dụ như corticosteroid, PEG-IFN, IFN và thuốc hóa trị liệu ung thư).
+ Một số bệnh lý làm tăng số lượng tế bào T-CD4 (ví dụ: cúm, nhiễm HTLV-L..).

1.2.       Lấy mẫu
Lấy máu xét nghiệm T-CD4

-  Sử dụng ống lấy mẫu có chất chống đông EDTA (Ethylenediaminetetraacetic acid), thường có nắp màu tím hoặc xanh dương. Chất chống đông EDTA phù hợp với các xét nghiệm công thức máu và phân tích các thành phần tế bào máu, vì EDTA bảo quản hình thái các tế bào máu tốt nhất. Nếu có điều kiện nên sử dụng chất chống đông K2EDTA hoặc K3EDTA và ống lấy máu có áp xuất âm.
-  Ghi ngày giờ lấy mẫu, mã số hoặc họ tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân trên nhãn của ống đựng máu.
-  Vị trí lấy máu: Tĩnh mạch cánh tay (phổ biến nhất do lấy được thể tích
lớn).
-   Dụng cụ lấy máu: Bằng bơm kim tiêm (21-23G) hoặc lấy bằng bộ lấy máu có áp suất âm.
           -    Thể tích máu 1ml – 2ml máu. Lấy đủ thể tích máu vào ống chứa chất chống đông theo quy định của nhà sản xuất để đạt được kết quả xét nghiệm chính xác.
-   Đảo ngược ống nhẹ nhàng 8-10 lần để đảm bảo máu được trộn đều với chất chống đông, tránh đông vón, đông dây.
           -   Để ống máu thẳng đứng trên giávà bảo quản ở nhiệt độ phòng (18-25oC), tránh ánh nắng trực tiếp và chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm trong vòng 24 giờ.


2.        Đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu
2.1.       Đóng gói và bảo quản mẫu
Kiểm tra tất cả các ống máu về thể tích máu, chất lượng mẫu máu và các thông tin trên ống. Thực hiện đóng gói theo các bước sau:






2.2.     Vận chuyển mẫu máu
-    Liên hệ gửi mẫu: Đơn vị gửi mẫu cần thông báo trước cho phòng xét nghiệm T-CD4 về thời gian bệnh phẩm sẽ tới để phòng xét nghiệm bố trí cán bộ tiếp nhận và thực hiện xét nghiệm đảm bảo theo quy định về thời gian lưu mẫu kể từ khi lấy mẫu.
-    Thời gian gửi mẫu: Mẫu bệnh phẩm phải được gửi tới phòng xét nghiệm kèm theo phiếu xét nghiệm điền đầy đủ các thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm lấy máu và tốt nhất là trong ngày lấy máu.
-    Phương tiện vận chuyển: Tốt nhất là bằng xe ô-tô chuyên dụng. Trong trường hợp điều kiện không cho phép, có thể sử dụng xe gắn máy để vận chuyển nhưng phải buộc hộp chứa mẫu bệnh phẩm thật cẩn thận vào giá chở hàng, đảm bảo gọn gàng, tránh đổ, vỡ và tuân thủ đầy đủ các quy định về vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
-      Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải là nhân viên của cơ sở chăm sóc, điều trị người bệnh HIV/AIDS hoặc cộng tác viên đã được tập huấn tập huấn. Khi vận chuyển cần mang theo găng tay, thuốc sát trùng và các dụng cụ an toàn để xử lý khi gặp sự cố.

3. Tiếp nhận mẫu máu tại phòng xét nghiệm
-     Kiểm tra nhãn, phiếu yêu cầu xét nghiệm, phiếu giao nhận mẫu. Đối chiếu thông tin trên nhãn ống bệnh phẩm và phiếu yêu cầu xét nghiệm.
-      Ghi chép vào sổ nhận mẫu.
-      Đánh giá chất lượng của mẫu:
+  Thực hiện theo hướng dẫn sau:
      Kiểm tra ống đựng mẫu và thành phần trong ống ngay khi mẫu về đến nơi, phải kiểm tra kỹ xem có bị nứt hoặc vỡ không?
       Kiểm tra mẫu có bị tan huyết hoặc bị đóng băng không?
       Các mẫu chống đông có bị đông vón hoặc đông dây không?
      Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi nhận mẫu có đảm bảo với yêu cầu xét nghiệm không?
       Chất chống đông sử dụng có đúng với yêu cầu xét nghiệm không?
       Lượng mẫu có đủ làm xét nghiệm không?

+  Tiêu chuẩn loại bỏ mẫu: Loại bỏ mẫu và yêu cầu lấy lại mẫu khác trong những trường hợp sau:
      Thiếu thông tin của bệnh nhân (tên, địa chỉ) và ngày, giờ thu thập máu trên ống đựng mẫu máu.
      Mẫu lấy nhầm, không phù hợp thông tin giữa mẫu và phiếu yêu cầu xét nghiệm.
      Thông tin trên ống đựng mẫu máu và trên phiếu xét nghiệm không phù hợp.
      Ông đựng máu với chất chống đông không phải EDTA, ống máu không phù hợp.
       Ông đựng mẫu máu bị nứt hoặc vỡ.
      Mẫu máu bị tán huyết hoặc bị đông băng hoặc có hiện tượng đông vón.
      Điều kiện bảo quản mẫu và vận chuyển không đúng yêu cầu.
      Mẫu máu không đủ thể tích yêu cầu.
      Mau máu chuyển đến phòng xét nghiệm quá 24 giờ sau khi lấy máu.
       Mẫu bị pha loãng trong trường hợp lấy máu từ đường đang truyền dịch.
      Nhiệt độ trong thùng gửi mẫu cao hơn 30 oC.
Lưu ý: Trong trường hợp loại bỏ mẫu, phải thông báo cho cơ sở gửi mẫu về chất lượng của việc lấy máu cũng như phải thông báo về việc làm xét nghiệm chậm do phải lấy lại mẫu.
2.4.       Lưu giữ mẫu
Sau khi thực hiện xét nghiệm, mẫu máu được lưu giữ trong vòng 12 giờ theo nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất để kiểm tra lại khi cần thiết.
2.5.       Hủy bỏ mẫu
Thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
2.6.        Trao đổi và chuyển mẫu
Trong trường họp phòng xét nghiệm không thực hiện được xét nghiệm do sự cố (máy hỏng, hết sinh phẩm) thì phòng xét nghiệm cần phải chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm khác theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Việc đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu trong trường hợp này cũng phải thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại Mục 2.1 và 2.2.

3.       Nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số lỗi thường gặp
3.1.       Hiện tượng tan huyết

Nguyên nhân
Cách khắc phục
Gặp khó khăn với quá trình lấy máu tĩnh mạch như trong các trường hợp lấy được ít máu hoặc máu chảy vào dụng cụ lấy máu chậm.
Tập huấn cách lấy máu và tuân thủ quy trình chuẩn lấy máu.
Kéo piston của bơm tiêm quá nhanh
Tuân thủ quy trình chuẩn lấy máu
Lắc hoặc trộn ống máu hoặc trong quá trình vận chuyển mẫu không được giữ gìn cẩn thận.
Đảo ngược ống máu nhẹ nhàng 5-6 lần, tuân thủ quy trình chuẩn vận chuyển mẫu máu.
Có kẽ dò không khí do không lắp chặt kim.
Kiểm tra việc lắp chặt kim vào ống bơm tiêm hoặc ống lấy máu
Sử dụng cỡ kim quá nhỏ.
Sử dụng cỡ kim phù họp tùy theo dụng cụ lấy máu
Đâm kim xuyên qua nắp và bom mạnh máu vào ống máu
Tháo nắp, bỏ kim, bom nhẹ máu vào thành ống.
Bụi hoặc nước vẫn còn sót lại trong ống máu khi tái sử dụng ống này để lấy
máu
Kiểm tra ống lấy máu trước khi sử dụng


3.2. Hiện tượng cục máu đông hoặc đông một phần

Gây ra hiện tượng số lượng tế bào đếm thấp giả tạo trong xét nghiệm do các thành phần tế bào bị tóm vào lưới fibrin, đông vón tiểu cầu.


Nguyên nhân
Cách khắc phục
Gặp khó khăn với quá trình lấy máu tĩnh mạch như trong các trường hợp lấy được ít máu hoặc máu chảy vào dụng cụ lấy máu chậm.
Cần tập huấn thuần thục cách lấy máu.
Ống đựng máu không có chất chống đông hoặc hết hạn sử dụng.
Kiểm tra ống máu có chất chống đông EDTA còn hạn trước khi lấy máu.
Tỷ lệ máu nhiều hơn so với chất chống đông.
Sử dụng ống đựng máu phù hợp với thể tích máu lấy.
Lắc hoặc trộn ống máu không đều.
Đảo ngược ống máu nhẹ nhàng 8-10 lần để máu được trộn đều với chất chống đông.

2 comments: