NHẮC LẠI SINH LÝ
Các
viêm gan virus là các nhiễm trùng toàn thân với tác động ưu thế đối với tế bào gan
gây các tổn thương viêm và các biến đổi thoái hóa của tế bào gan, trong một số trường
hợp tình trạng này có thể dẫn tới xơ hóa và xơ gan. Có 6 týp viêm gan virus
chính đã được phân lập (virus viêm gan A, virus B, virus C, virus D [hay delta], virus E và virus G). Mỗi
loại viêm gan virus do một loại virus khác nhau gây nên và khác biệt nhau về thời
gian ủ bệnh, mức độ nặng và đường lây truyền (Bảng 1).
1. Virus viêm gam A (Hepatitis A virus [HAV]): Trước đây được gọi là viêm gan nhiễm trùng (infectious hepatitis) có thời
gian ủ bệnh từ 2 đến 7 tuần (trung bình là 4 tuần) và được lây truyền chủ yếu
qua đường phân-miệng. Thể viêm gan do virus A không có triệu chứng rất thường
gặp ở trẻ nhỏ. Ở người lớn, các thể có triệu chứng thường gặp với: giai đoạn
trước khi xảy ra vàng da (phase préictérique) kéo dài từ 1 đến 3 tuần với các
biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau từng lúc vùng hạ sườn phải, hội
chứng nhiễm virus (hội chứng cúm) với sốt nhẹ, đau đầu, đau cơ, đau khớp và nổi
mày đay. Giai đoạn vàng da với hoàng đảm, phân bạc màu, nước tiểu vàng sẫm và
đôi khi là ngứa. Loại viêm gan này không dẫn đến tình trạng viêm gan mạn. Hiện
tại đã có vaccin phòng viêm gan A. XN đối với viêm gan A nhằm phát hiện kháng
thể IgM và IgG.
2. Virus viêm gan B (Hepatitis B [HBV]): Được
trình bàỵ riêng trong bài huyết thanh học chẩn đoán virus viêm gan B.
3. Virus viêm gan C (Hepatitis C [HCV]): Đã một
thời được gọi là (viêm, gan không phải A - không phải B) có thời
gian ủ bệnh từ 2 đến 25 tuần (trung bình 7 đến 9 tuần) và được lây truyền chủ yếu
do tiếp xúc với máu và các dịch cơ thể. Loại viêm gan này cũng có thể được
truyền bệnh qua kim tiêm tĩnh mạch bị nhiễm bẩn và sử dụng kim tiêm bị nhiễm virus
để xăm trổ hay xiên lỗ để đeo khuyên. Về phương diện lâm sàng, viêm gan C tương
tự như viêm gan B, song thường nhẹ hơn (các triệu chứng thường nghèo nàn hơn
viêm gan B với 90% các trường hợp không có biểu hiện vàng da). Ở giai đoạn cấp,
tăng nồng độ các enzym transaminase thường ở mức độ vừa (gấp 5-10 lần bình thường). Tuy nhiên, các
giao động trong nồng độ transaminase thường được thấy với các giai đoạn có thời
gian thay đổi mà trong các giai đoạn này enzym gan có
thể bình thường
hay gần bình thường. Loại viêm gan này cũng có thể tiến triển tới ung thư
gan, rất hay tiến triển thành viêm gan mạn và xơ gan. XN đối với viêm gan C
nhằm phát hiện sự có mặt của các kháng thể HCV. Chuyển dạng huyết thanh xảy ra
muộn và thường xuất hiện sau 15-30 ngày kể từ đỉnh tăng nồng độ transaminases.
5. Virus viêm gan E
(Hepatitis E [HEV]): Rất hiếm gặp. Những đợt dịch bùng phát của virus này thường
có liên quan với sử dụng nguồn nước bị nhiễm virus. Nó có thời gian ủ bệnh từ 2
đến 9 tuần (trung bình 40 ngày). Nhiễm trùng cấp do virus viêm gan E thường gây
bệnh cảnh vàng da. Loại viêm gan này chưa gặp tình trạng tiến triển thành thể mạn,
vi vậy, không cần phải điều trị. Hiện tại không có XN tìm virus viêm gan E.
|
Truyền bệnh qua đường miệng phân
|
Truyền
bệnh qua
đường
tiêm,
chích
|
Truyền
bệnh
qua
đường
tình dục
|
Truyền
bệnh từ mẹ sang con
|
Tiếm triển
thành thể mạn tính
|
Nguy cơ viêm gan tối cấp
|
thời
gian ủ
bệnh
(ngày)
|
HAV
|
+++
|
+
|
+/ -
|
0
|
0
|
± (< 5 ‰)
|
15-45
|
HBV
|
0
|
+++
|
+++
|
+++
|
+++
|
+++ (1%)
|
30 - 120
|
HCV
|
0
|
+++
|
+/-
|
+ ↑ nếu HIV
|
+++
|
0(?)
|
15-90
|
HDV
|
0
|
+++
|
++
|
+
|
+++
|
+++ (5%)
|
30-45
|
HEV
|
+++
|
+
|
0
|
0
|
0
|
± (< 5‰)
|
10 - 40
|
HGV
|
0
|
+
|
?
|
+
|
?
|
0(?)
|
?
|
CHẨN ĐOÁN
VIÊM GAN DO VIRUS
1.
Chẩn
đoán viêm gan do virus viêm gan A (HAV): Các kháng thể kháng - HAV thuộc nhóm IgM và IgG xuất hiện sớm ngay sau khi có các dấu hiệu
lâm sàng đầu tiên. Nồng độ kháng thể nhóm IgM tăng lên
nhanh và đạt tới giá trị đỉnh vào khoảng ngày 60 - 90 sau khi nhiễm virus,
sau đó nồng độ này giảm
xuống. Nồng độ kháng thể kháng -
HAV týp IgG tăng cao tiếp diễn trong nhiều năm phản ánh có tình trạng đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
chắc chắn và bền vững với virus. Chẩn đoán
viêm gan A cấp dựa trên việc phát
hiện kháng thể kháng
- HAV týp IgM.
Phát hiện các kháng thể kháng -
HAV týp IgG chỉ mang ý nghĩa điều tra dịch tế học và để xét chỉ định tiêm vaccin cho các đối
tượng người lớn sau tuổi 40.
Hình 1. Viêm gam do virus viêm gan A
2.
Chẩn đoán viêm gan do virus viêm gan C (HCV):
- Huyết thanh học
chẩn đoán virus viêm gan
C: Test ELISA thế hệ thứ ba đạt độ nhạy và độ
đặc hiệu gần 100%. Trong trường hợp (+), chẩn đoán phải được khẳng định bằng một
test ELISA thứ hai để loại trừ sai số. XN này định lượng các kháng thể kháng virus
viêm gan C. Hầu hết các trường hợp viêm gan sau truyền chế phẩm máu là viêm gan C. Có mặt kháng thể
kháng - HCV chứng tỏ BN có tình trạng phơi nhiễm với virus viêm gan C, song nó
không cho biết là bệnh nhân ở giai đoạn cấp, mạn hay đã ổn định.
Hình 2. Viêm gan C cấp tính
- PCK: Sau khi test ELISA (+) cần tiến hành test PCR định lượng để
khẳng định tình trạng nhiễm virus mạn. Trong trường hợp ELISA nghi vấn, chỉ định
tiến hành PCR huyết thanh để khẳng định. Có thể gặp một số trường hợp hiếm là
nhiễm HCV với huyết thanh chẩn đoán (-) song PCR (+), nhất là và đối với trường
hợp đổng nhiễm HIV - HCV và/hoặc khi tìm kháng thể bằng test ELISA thế hệ một
- Định kiểu gen virus (genotypage): Định kiểu gen đối với HCV được
chỉ định khi test PCR dương tính và cần xem xét chỉ định điều trị cho BN. Có 6
kiểu gen (genotype) được phát hiện: kiểu gen 1 (1a và nhất là 1b) tác động chủ
yếu tới các đối tượng bị nhiễm virus do truyền máu hay ở các đối tượng có kiểu
truyền bệnh không được biết rõ; kiểu gen 3a tác động chủ yếu tới đối tượng nghiện
trích ma túy đường tĩnh mạch; các kiểu gen 2a và 4,5,6 khá hiếm gặp.
- Đếm virus huyết thanh (Charge virale sérique): Tiến hành đánh giá số lượng virus trong
huyết thanh bằng các phương pháp khác nhau (PCR định lượng, bDNA...). XN giúp
xem xét chỉ định điều trị và dự kiến đáp ứng với điều trị của BN.
3.
Kháng thể viên gan D (Anti HDV) XN này định lượng kháng thể kháng virus viêm gan D. Kết quả xét
nghiệm dương tính gợi ý BN bị nhiễm virus gần đây hoặc là người mang virus
(tình trạng này chỉ xảy ra chung với viêm gan B do virus (Bảng 2).
CÁCH LẤY BỆNH
PHẨM
Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Không nhất thiết yêu
cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu.
GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
Âm
tính.
|
Đồng nhiễm (HBV+ HDV)
|
Bội nhiễm
HDV trên một viêm gan B
|
|
HBV
|
Kháng nguyên HBs
|
+
|
+
|
Kháng thể kháng HBc týp IgM
|
+
|
-
|
|
HDV
|
Kháng nguyên viêm gan D
|
Tạm thời
|
Tạm thời
|
Kháng thể kháng viêm gan D
|
Chuyển dạng huyết thanh
|
Chuyển dạng
huyết thanh
|
|
Kháng thể kháng viêm gan D týp IgM
|
Chuyển dạng huyết thanh
|
Chuyển dạng
huyết thanh
|
|
ARN của HDV
|
+
|
+
|
Virus
|
Marker
chẩn đoán virus học
|
Virus
viêm gan A (HAV)
|
IgG (+) và
IgM anti HAV (+) (viêm gan cấp)
|
Virus
viêm gan B (HBV)
|
HBs Ag (+) Hbe Ag
(+) (trừ týp đột
biến pre - C) Anti - HBs (-)
Anti HBe (-) (trừ týp đột biến
pre - C)
An ti - HBc (+)
ADN HBV (+)
IgM anti
HBc (+): (viêm gan cấp)
|
Virus
viêm gan C (HCV)
|
IgG anti
HCV (+)
ARN HCV (+)
|
Virus viêm gan D (HDV)
|
Huyết thanh chẩn đoán (IgG) và PCR (+)
|
Virus viêm gan E (HEV)
|
Huyết thanh chẩn đoán (IgG)
|
Virus
viêm gan G (HGV)
|
PCR
|
EBV
|
IgM anti-VCA (+), Paul Bunnell
Davidsohn
(+), MNI test (+)
|
CMV
|
IgM anti -
CMV
|
HSV
|
IgG anti - HSV
|
VZV
|
IgG hay IgM
(+)
|
Các
virus khác
|
|
Arbovirus
|
Huyết thanh chẩn đoán
|
Sốt xuất huyết
|
Huyết thanh chẩn đoán, PCR
|
Từ viết tắt:
HAV: Virus viêm gan A; HBV: Virus viêm gan B; HCV: Virus viêm gan
C; HDV: virus viêm gan D; HEV: Virus viêm gan E; HGV: Virus viêm gao G; EBV: Epstein - barr virus; CMV: Cytomegalovirus; HSV: herpes simplex virus;VZV: Virus Varicella và Zona.
Ý NGHĨA KHI KẾT QUẢ XN TÌM KHÁNG THỂ VIRUS VIỀM GAN DƯƠNG TÍNH
1. Kháng thể virus viêm gan A (HAV- Ab):
-
IgM (+): Nhiễm trùng do virus viêm gan A cấp tính.
- IgG
(+): Đã từng phơi nhiễm với virus viêm gan A, có lẽ đã có miễn dịch với virus viêm
gan A.
2. Kháng thể virus viêm gan C (anti
- HCV):
-
Viêm gan C (cấp
tính, mạn tính hay đã khỏi bệnh).
3.
Kháng thể virus viêm gan
D (anti - HDV):
- Nhiễm virus viêm gan D hay tình trạng người mang không có triệu chứng.
CÁC YẾU TỐ
GÓP PHÂN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
Tiến hành các thăm dò chẩn đoán sử dụng chất đồng vị phóng xạ
trong vòng 1 tuần
trước khi lấy máu XN có thể gây tăng giả tạo kết quả xét nghiệm..
CÁC HƯỚNG DẪN
THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG
Theo Nhóm nghiên cứu chuyên
trách về dịch vụ dự phòng Mỹ (U.S
Preventive Services Task Force [UPSTF]):
- Không khuyến
cáo tiến hành sàng lọc thường quy tìm kiếm nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở đối
tượng người lớn không có triệu chứng và không thuộc quần thể bị gia tăng nguy
cơ nhiễm virus.
- Chưa thấy
có đủ bằng chứng để khuyến cáo hay bác bỏ việc tiến hành sàng lọc thường
quy đối với nhiễm HCV ở đối tượng người lớn có nguy cơ bị nhiễm virus cao do
chưa tìm thấy bằng chứng chứng minh biện pháp sàng lọc này giúp cải thiện tiên
lượng lâu dài cho bệnh nhân.
No comments:
Post a Comment