Máy KX 21 |
Trước hết mẫu máu được pha loãng trong dung dịch pha loãng. Sau đó được đưa vào buồng đếm. Trong buồng đếm có đặt một khe đếm có lỗ đủ nhỏ đủ cho tế bào máu đi qua. Các tế bào máu được tạo thành dòng và đưa vào khe đếm. Trong buồng đếm có đặt hai bản điện cực dương và âm giữa hai bên của khe đếm và buồng đếm. Ngoài ra trong buồng đếm còn đặt một bộ phận taọ áp suất. Mỗi khi có áp suất thay đổi thì tế bào máu sẽ đi qua khe đếm ngay lập tức sẽ thay đổi trở kháng của dòng điện một chiều, làm xuất hiện xung điện. Số lượng xung điện tỷ lệ với số lượng tế bào máu đi qua khe đếm
Nguyên lý đếm dựa theo sự thay đổi trở kháng điện |
Đặt một nguồn điện áp không đổi vào hai cực điện (một ở buồng trộn và một ở buồng đếm). Giưa 2 điện cực có một khe đo nhỏ để tế bào máu đi qua. Do dung dịch máu là dung dịch dẫn điện nên có một tổng trở nhất định giữa 2 điện cực này và có một dòng điện đi qua điện cực này đến điện cực kia. Khi có một tế bào máu chạy vào khe đo, nó sẽ làm thay đổi tổng trở giữa hai điện cực và dòng điện đi qua hai điện cực sẽ thay đổi.
Mối quan hệ giữa kích thước tế bào và biên độ xung |
Sự thay đổi này được thể hiện bằng một xung điện. Mỗi xung điện biểu thị một tế bào đi qua khe đo. Tuỳ kích thước của tế bào mà xung nhận đựơc cao hay thấp. Dựa vào đó người ta biết được kích thước của tế bào.
Về nguyên lý so màu, người ta tạo một phức chất giữa Hemoglobin với chất ly giải trong quá trình đo (Đối với CD 1700 đó là phức chất Cyanmethemoglobin). Phức này hấp thụ ánh sáng ở một độ dài sóng thích hợp ( = 540 nm, tạo ra từ Led có bước sóng ( = 555 nm) sau khi đo độ cường độ hấp thụ ánh sáng qua dung dịch Hemoglobin bằng một cảm biến quang, người ta so sánh với mẫu trắng và dựa vào mẫu chuẩn đã lập sẵn tính ra nồng độ của Hemoglobin.
Sơ đồ nguyên lý đo Hemoglobine |
WBC: Bạch cầu pha loãng chứa tác nhân làm tan màng tế bào .Tác nhân này cũng làm tan màng tế bào hồng cầu nhưng để lại nhân của bạch cầu một cách nguyên vẹn. Sự di chuyển của nhân qua khe đếm tạo nên việc đếm số lượng bạch cầu
HGB: Được giải phóng từ hồng cầu và chuyển thành cyanmethaemoglobin đo nồng độ của HGB bằng phương pháp quang học
RBC : Yếu tố pha loãng hồng cầu cao RBC (vd:1/500) có tác dụng loại bỏ các tế bào bạch cầu trong khi đếm hồng cầu.
Sơ đồ mô tả trình tự đếm tế bào bằng phương pháp trở kháng điện
Sơ đồ khối chung của máy đếm tế bào bằng phương pháp trở kháng điện |
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) được đo bằng tích phân độ cao của xung và chỉ áp dụng riêng cho hồng cầu để để tính PCV .Thông số MCH&MCHC được tính bởi các thông số HGB,RBC &PCV
- Đếm tiểu cầu PLT: Vì hay bị nhầm lẫn với các tế bào khác ví dụ như tế bào tiểu hồng cầu. Vì vậy phải loại bỏ ngay các yếu tố làm lẫn bằng phương pháp vật lý ngay từ trước khi lấy mẫu (VD: ly tâm hoặc các dụng cụ phải được phân biệt trong dải hẹp )
No comments:
Post a Comment