++ Chào mừng các bạn đến với Xét nghiệm Y học ++ Website chia sẻ các kiến thức về Xét nghiệm Y học ++ Mọi ý kiến xin đóng góp xin gửi về xetnghiemyhocvn@gmail.com

Tuesday, November 4, 2014

Xét nghiệm soi, cấy dịch tiết đường sinh dục tìm vi sinh vật gây bệnh

Hình ảnh Lậu cầu

1. Bệnh phẩm
1.1. Lấy bệnh phẩm
1.1.1.      Lấy chất tiết sinh dục ở nam giới
- Lấy vào buổi sáng trước khi đi tiểu. Dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào niệu đạo 2-3 cm, xoay tròn, để tăm bông 5 giây rồi rút ra.
- Dàn bệnh phẩm lên lam kính sạch và trong. Dàn đều và mỏng. Nên dùng 2 que tăm bông, 1 để soi trực tiếp, 1 để nuôi cấy.
- Những BN mạn tính phải lấy bệnh phẩm vào lúc sáng sớm hoặc lấy tinh trùng để nuôi cấy.
- Những BN nghi ngờ là đồng tính luyến ái thì lấy ở hậu môn và hầu họng.

1.1.2.      Lấy chất tiết sinh dục ở nữ giới
- Quan sát vị trí tổn thương: dùng mỏ vịt đưa sâu vào âm đạo, xoay ngang và mở rộng mỏ vịt để nhìn thấy cổ tử cung.
- Bệnh phẩm chủ yếu được lấy ở niệu đạo và cổ tử cung, có thể lấy thêm ở hai tuyến Skene và hai tuyến Bartholin: dùng que cấy hoặc tăm bông vô trùng đưa sâu vào cổ tử cung 2-3 cm, xoay tròn tăm bông và để trong đó 5 - 10 giây để cho dịch rỉ hoặc mủ ngấm vào tăm bông.

1.1.3.      Lấy dịch rỉ mắt ở trẻ sơ sinh
- Dùng ngón cái và ngón trỏ có đi găng tay ấn vào hai mí mắt trẻ sơ sinh để mủ kết mạc sẽ chảy ra.
- Dùng tăm bông vô trùng lấy mủ, chờ 5-10 giây để mủ ngấm vào tăm bông.

2.2. Vận chuyển và bảo quản
Các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục thường rất dễ chết. Tốt nhất việc lấy bệnh phẩm phải thực hiện tại phòng xét nghiệm hoặc phải để trong môi trường bảo quản.
2. Soi trực tiếp
2.1.       Trichomonas vaginalis (Trùng roi âm đạo)
Trichomonas vaginalis là một loại đơn bào ký sinh ở đường tiết niệu sinh dục, gây bệnh chủ yếu cho phụ nữ, đôi khi ở nam giới. Dịch tiết màu trắng đục, trong nhiều hay ít và khá lỏng. Trùng roi âm đạo gặp nhiều ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, ít gặp ở tuổi trẻ chưa dậy thì và phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
Soi tươi là phương pháp chẩn đoán chủ yếu: Trùng roi hình quả mơ, kích thước 15-30 X 7-10µm. Có 4 roi ở phía trước, 1 roi đi ra phía sau đến giữa thân tạo thành màng vây. Có 1 trục đi từ phía trước qua giữa thân ra khỏi thân giống như đuôi. Trùng roi chuyển động theo kiếu vừa xoay vừa lắc. Khi trùng roi chuyển động màng vây trông như làn sóng. Phát hiện những vi sinh vật tròn, trong có kích thước của một bạch cầu, di chuyển và quay tít.

2.2.       Candida
Candida là một loại nấm men gây bệnh ở người. Candida sống hoại sinh trong khoang miệng, trong ruột, ở nếp nhăn của da, niêm mạc. Khi gặp điều kiện như cơ thể giảm sức đề kháng, người bị suy dinh dưỡng, dùng nhiều kháng sinh, phụ nữ có thai ... Candida từ trạng thái hoại sinh trở thành ký sinh gây bệnh.
- Bệnh phẩm viêm đường sinh dục do nấm thường thấy các dịch tiết đặc, màu trắng trong hay đổi khi màu vàng.
- Soi tươi: Dùng KOH 10 - 20% hoặc nước muối sinh lý Candida nh tròn hoặc bầu dục, đường kính 2-5 µm, bào tử chồi, giả sợi nấm, sợi nấm thật.
- Nhuộm Gram: Candida hình tròn hoặc bầu dục, to, bắt màu Gram dương. Kích thước không đều, một vài cái có chồi. Không di động.

2.3.  Vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae)
- Nhuộm Gram: Vi khuẩn lậu hình cầu giống hạt cà phê, xếp thành đôi, bắt màu Gram (-). Đa số vi khuẩn lậu nằm trong bạch cầu đa nhân. Đây là tiêu chuẩn quan trọng chẩn đoán vi khuẩn lậu.
- Nhuộm đơn: quan sát bạch cầu đa nhân.

2.4.       Gardmerella vaginalis
G. vaginallis trước kia được gọi là Haemophilus vaginalis hoặc Corynebacterium vaginalis, hình cầu trực khuẩn, bắt màu Gram thay đổi. Nhuộm Gram từ bệnh phẩm, vi khuẩn bắt màu không rõ. Nhuộm Gram từ khuẩn lạc, vi khuẩn bắt màu Gram âm. G. vaginalis có trong vi hệ bình thường của âm đạo. Tuy nhiên có thể phân lập được G. vaginalis ở 20 - 40% phụ nữ có hội chứng viêm đường tiết niệu sinh dục.
Chẩn đoán phòng xét nghiệm:
-  pH âm đạo: > 4,8
- Soi tươi: số lượng vi khuẩn và tế bào viêm nhiều.
- Nhuộm Gram: Không có hoặc rất ít Lactobacilli. G. vaginalis hình cầu trực khuẩn, Gram (-).
- Tế bào Clue “Clue cell”: là tế bào biểu mô âm đạo bị bao phủ bởi rất nhiều vi khuẩn (chủ yếu là Gadnerelia vaginalis) tập trang dày đặc, đến mức bờ của tế bào không rõ, chiếm trên 20% tế bào biểu mô. Có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo.
- Thử nghiệm Sniff (+): cho tăm bông có bệnh phẩm vào ống nghiệm chứa 1,5 ml dung dịch KOH 7%. Trộn đều, ngửi sau 5 phút. Nếu có mùi tanh cá ươn là thử nghiệm dương tính, có nhiễm trùng do G. vaginalis. Không có mùi là thử nghiệm âm tính.

2.5.       Haemophilus ducreyi
- Nhuộm Gram nhưng rất khó quan sát hình thể vi khuẩn. Thường nhuộm xanh methylen hoặc nhuộm Giemsa. Haemophilus ducreyi hình cầu trực khuẩn, bắt màu Gram (-) có hai cực, xếp thành chuỗi.
- Nạo săng hạ cam và cho vào vài giọt nước cất vô trùng. Nhỏ bệnh phẩm vào 1 ml huyết thanh thỏ hoặc người, ủ ấm 35°C/ 24 -72 giờ, sau đó dùng que cấy lấy từ đáy ống, dàn tiêu bản nhuộm Gram hoặc nhuộm xanh methylen.
- Kết quả: H. ducreyi hình trực khuẩn Gram âm có hai cực, xếp thành chuỗi như "xích xe đạp".
 
Tế bào Clue
3. Nuôi cấy
3.1.       Tiêu chuẩn bệnh phẩm
Các vi sinh vật gây bệnh đường sinh dục khi ra ngoài môi trường rất dễ chết vì vậy bệnh phẩm để nuôi cấy sau khi lấy phải được gửi ngay đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. Hoặc trong vòng 6 tiếng phải được bảo quản trong môi trường vận chuyển. Không được bảo quản trong tủ lạnh.

3.2.       Xử lý bệnh phẩm
Đổ canh thang vào ống chứa que tăm bông bệnh phẩm. Lắc kỹ ống. Ria cấy que tăm bông lên thạch máu và thạch Socola. Sau đó phết 2 lam kính làm tiêu bản nhuộm Gram và nhuộm xanh Methylen.

3.3.       Môi trường nuôi cấy và điều kiện ủ ẩm
- Thạch máu: ủ ấm 35-37°C, khí trường CO2, qua đêm.
- Thạch Socola: ủ ấm 35-37°C, khí trường 5-7% CO2, qua đêm.
- Thạch Sabouraud: ủ ấm 30-35°C, khí trường O2, qua đêm.

3.4.       Định danh vi khuẩn
3.4.1.      Nhận định hình thái khuắn lạc của từng loại vi khuấn:
- Hình dạng.
- Kích thước.
- Màu sắc.
- Độ bóng, khô, mỡ.
- Bờ đều hay không đều.
- Tan máu.
- Mùi.
3.4.2.       Nhuộm Gram xác định hình thế, cách sắp xếp, tính chất bắt màu của vi khuân.
3.4.3.       Xác định các tính chất hóa sình của vi khuẩn bằng các giá đường ngẳn, máy định danh vi khuẩn tự động hoặc bộ API20.

3.5.       Đọc kết quả
- Dương tính: nuôi cấy phát hiện và định danh được vi khuẩn, nấm gây bệnh.
- Âm tính: không mọc vi khuẩn gây bệnh sau 48 giờ.

4. Nhận định kết quả

4.1 Vi sinh vật thường trú 
Vi khuẩn
- Các vi khuẩn kỵ khí (Các cầu khuẩn kỵ khí, Bacteroides spp., Fusobacteria, Lactobacilli, Propionibacteria).     :
- Corynebacteria.
- Enterobacteriaceae.
- Staphylococci coagulase (-).
- Streptococci.
Nm men
- Candida spp.

4.2.           Vi sinh vật gây bệnh thường gặp
Tất cả các vi khuẩn mọc với số lượng nhiều, nuôi cấy thuần đều được định danh vi khuẩn.
Vi khuẩn
- Neisseria gonorrhoeae.
- Liên cầu nhóm B.
- Liên cầu nhóm D.
- Gardnerella vaginalis.
- Haemophilus ducreyi.
- Staphylococcus aureus.
- Enterococci
- Enterobacteriaceae.
- Pseudomonas spp.
- Chlamydia trachomatis.
- Mycoplasma hominus.
- Treponema pallidum.
Nấm men
- Candida albicans.
- Các loại nấm men khác.

Sơ đồ nuôi cấy phân lập bệnh phẩm từ đường sinh dục

No comments:

Post a Comment