1. Sơ đồ nguyên lý chung của máy xét nghiệm nước tiểu
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý máy xét nghiệm nước tiểu.
2. Chức năng các khối
2.1.
Khối nguồn
Có chức năng tạo ra nguồn một chiều để
cung cấp cho các khối khác.
Tuỳ từng loại
máy mà khối nguồn có thể nằm trong máy nếu kích thước máy lớn hoặc là bộ chuyển
đổi nguồn (adapter) đi kèm máy khi kích thước máy nhỏ.
Trong các máy có thể kèm theo khối pin
dùng khi mất điện hoặc máy được mang đi hoạt động theo công việc có tính di động.
Hiện nay, các máy thường dùng nguồn ổn
áp xung do ưu điểm là đầu ra ổn định, đầu vào dải rộng và có kích thước nhỏ gọn,
sơ đồ nguyên lý của một nguồn xung cho trên sơ đồ sau:
Hình 2. Sơ đồ khối của nguồn ổn áp xung.
Hoạt động của mạch như sau: Điện áp xoay chiều dải rộng được đưa vào khối cầu
để chỉnh lưu thành điện áp 1 chiều, điện áp một chiều này được đưa vào để nuôi
cho mạch tạo dao động. Bộ tạo dao động sẽ tạo ra các xung có tần số cao với độ
rộng có thể thay đổi được dựa vào điện áp đưa từ mạch phản hồi. Chuỗi xung này được
đưa qua biến áp xung để thu được chuỗi xung có biên độ thích hợp. Sau đó được nắn
thành điện áp một chiều đưa tới các khối khác của máy. Nhờ có mạch phản hồi về điều
chế độ rộng xung, dẫn đến điện áp sau khi chỉnh lưu có thể ổn định nếu tải hoặc
điện áp lối vào thay đổi.
2.2.
Hệ thống quang học
Có chức năng phát tín hiệu quang chiếu
lên các ô thuốc thử đã phản ứng với mẫu trên que thử và thu tín hiệu phản xạ từ
các ô thuốc thử đó. Chuyển tín hiệu quang phản xạ này thành tín hiệu điện. Tín
hiệu được khuếch đại và đưa về khối điều khiển để xử lý.
Hệ thống phát tín hiệu quang có thể gồm
một nguồn sáng trắng qua hệ thống lọc để thu được bước sóng yêu cầu cho từng phép
đo hoặc gồm các đèn led phát một bước sóng cố định.
Hệ thống thu tín hiệu quang phản xạ là
các linh kiện chuyển đổi quang điện như phần trước đã giới thiệu
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống quang như
sau:
Hình 3. Sơ đồ khối hệ thống quang học.
2.3.
Khối điều khiển.
Khối điều khiển có chức năng nhận tín
hiệu điện từ hệ thống quang học, xử lý, và đưa ra khối hiển thị. Ngoài ra nó còn
có chức năng lưu trữ kết quả, điều khiển các khối khác, nhận lệnh từ người dùng
để vận hành máy...
2.4.
Bàn phím
Bàn phím là phương tiện giao tiếp giữa
người và máy. Qua bàn phím, người dùng có thể cài đặt các chế độ hoạt động, thực
hiện các thao tác vận hành, vào các thông tin bệnh nhân...
2.5.
Khối hiển thị
Khối hiển thị dùng để hiển thị kết quả
đo và kèm các thông tin khác như số thứ tự bệnh nhân, tên, ngày giờ...
Để hiển thị được kết quả có nhiều cách,
tuỳ thuộc vào độ đơn giản hay phức tạp của máy. Những máy đơn giản thì khối hiển
thị chỉ là các đèn led chỉ thị các kết quả là bình thường hay bất thường bằng màu
phát ra, ví dụ màu xanh là bình thường, màu đỏ là bất thường như ở máy nước tiểu
Urilux, Combi... Những máy phức tạp hơn thì khối hiển thị có thể có màn hình
tinh thể lỏng hoặc máy in nhiệt hoặc cả 2, ví dụ các máy Clinitek, Tekco...
2.6.
Nguyên lý hoạt động.
Máy xét nghiệm nước tiểu hoạt động dựa trên phương pháp sinh hoá khô. Dùng
que thử có các ô nhỏ tẩm hoá chất, khi nhúng vào nước tiểu mỗi ô hoá chất này sẽ
tác dụng với một chất cần nghiên cứu nào đó có trong nước tiểu tạo ra một màu sắc
nhất định. Độ đậm nhạt của màu tạo thành sẽ tương ứng với nồng độ các chất nhiều
hay ít. Khi chiếu ánh sáng thích hợp, các ô màu sẽ hấp thụ một phần ánh sáng, một
phần sẽ phản xạ trở lại. Cường độ ánh sáng
phản xạ sẽ tỷ lệ với độ đậm nhạt của các ô thuốc thử hay tỷ lệ với nồng độ các
chất trong nước tiểu. Ánh sáng phản xạ thu được sẽ được máy chuyển thành tín hiệu
điện, tín hiệu này được khuếch đại, tính toán và hiển thị.
No comments:
Post a Comment