Khi nhận được phiếu dự trù và mẫu máu người bệnh, nhân
viên đơn vị phát máu phải thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm tra, đối chiếu thông tin mẫu máu với phiếu dự
trù. Trường hợp thông tin không trùng khớp, thì mẫu máu đó không được dùng để
định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp.
2. Định nhóm máu hệ ABO mẫu máu người bệnh và đơn vị
máu:
a) Định nhóm máu hệ ABO theo kỹ thuật trong ống nghiệm
hoặc các kỹ thuật khác có độ nhạy cao hơn;
c) Việc định nhóm máu người bệnh được thực hiện hai
lần trên cùng mẫu máu hoặc hai mẫu máu của cùng một người bệnh. Trường hợp các
kết quả của hai phương pháp định nhóm máu hệ ABO trong cùng một lần hoặc của các
lần định nhóm máu không phù hợp với nhau, phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung
để khẳng định kết quả định nhóm máu;
d) Định nhóm máu ABO của trẻ sơ sinh và thai nhi: Chỉ
thực hiện định nhóm máu bằng phương pháp huyết thanh mẫu; không định nhóm máu bằng
phương pháp hồng cầu mẫu. Trong trường hợp kết quả định nhóm máu không rõ ràng,
có thể sử dụng các xét nghiệm bổ sung khác để khẳng định. Nếu không thể xác
định được nhóm máu, cần chọn lựa hòa hợp miễn dịch theo quy định tại Khoản 1
Điều 45 Thông tư này.
3. Định nhóm máu hệ Rh(D)
mẫu máu người bệnh:
a) Khi có chỉ định truyền
đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu và khối bạch cầu;
b) Thực hiện định nhóm máu
hệ Rh(D) bằng kỹ thuật trong ống nghiệm hoặc các kỹ thuật khác có độ nhạy cao
hơn.
4. Đối chiếu kết quả xét
nghiệm sàng lọc và định danh kháng thể bất thường đã thực hiện trước đó theo
quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều 42 Thông tư này.
5. Thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu:
Thực hiện xét nghiệm hoà hợp miễn dịch
trong ống nghiệm hoặc bằng các kỹ
thuật có độ nhạy cao hơn trong những trường hợp sau:
a) Truyền
máu toàn phần, khối hồng cầu còn nhiều huyết tương, khối bạch cầu:
- Xét
nghiệm hoà hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng xét nghiệm 20oC đến 24oC
gồm:
+ Ống 1: Gồm hồng cầu của đơn vị máu, chế
phẩm máu với huyết thanh người nhận;
+ Ống 2: Gồm huyết tương của đơn vị máu,
chế phẩm máu với hồng cầu người nhận.
- Xét nghiệm hoà hợp miễn
dịch ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin
(nghiệm pháp Coombs gián tiếp): Thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa hồng cầu của
đơn vị máu, khối hồng cầu, khối bạch cầu với huyết thanh của người nhận bằng
phương pháp ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh
kháng globulin hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
b) Truyền các loại khối hồng
cầu còn ít hoặc không còn huyết tương:
- Xét nghiệm hoà hợp miễn
dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng từ 20oC đến 24oC
giữa hồng cầu của đơn vị máu với huyết thanh người nhận (ống 1);
- Xét nghiệm hoà
hợp miễn dịch ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin (nghiệm pháp
Coombs gián tiếp): thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa hồng cầu của đơn vị máu,
khối hồng cầu, khối bạch cầu với huyết thanh của người nhận bằng phương pháp
ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin
hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
c) Truyền chế phẩm tiểu cầu, huyết tương: thực
hiện xét nghiệm hoà hợp giữa huyết tương của đơn vị chế phẩm máu với hồng cầu
người nhận trong ống nghiệm (ống 2) ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ
phòng từ 20oC đến 24oC hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn;
d) Kết quả xét nghiệm hòa hợp được coi là âm
tính khi không có hiện tượng ngưng kết, tan máu. Chỉ cấp phát đơn vị máu
khi kết quả xét nghiệm hòa hợp là âm tính, trừ trường hợp truyền
tủa lạnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 Thông tư này;
đ) Khi kết quả các xét nghiệm hoà hợp có hiện tượng
ngưng kết hoặc tan máu cần kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, các thông tin có liên
quan và phối hợp với bác sỹ điều trị chỉ định xét nghiệm để thực hiện các yêu
cầu quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 2 Điều 42 Thông tư này.
6. Sau khi hoàn thành các công việc theo quy định tại các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này, nhân viên đơn vị phát máu lập hồ sơ cấp phát máu
như sau:
a) Phiếu truyền máu theo mẫu
quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này, được gửi cho đơn vị
điều trị sử dụng máu;
b) Hồ sơ ghi kết quả định nhóm máu, xét nghiệm hoà
hợp miễn dịch và được lưu tại
đơn vị phát máu.
Trích Thông tư Số: 26/2013/TT- BYT - THÔNG TƯ Hướng dẫn hoạt động truyền máu
Mọi người thường hay xét nghiệm miễn dịch ở đâu, mình ở Hưng yên thì hay xét nghiệm tại Bệnh viện Phúc Lâm, chất lượng, uy tín lắm
ReplyDeletebenh vien da khoa tinh hung yen chuyên khám, chữa bệnh ,dịch vụ xét nghiệm miễn dịch uy tín, chất lượng, sử dụng máy móc công nghệ hiện đại phục vụ công việc chuẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả nhất
ReplyDeletemuốn đọc kết quả xét nghiệm miễn dịch chuẩn thì tìm đến http://benhvienphuclam.com/2018/01/25/cach-doc-ket-qua-xet-nghiem-mien-dich/
ReplyDelete