NHẮC LẠI
SINH LÝ
Hormon kích thích tạo nang trứng (Follicle-Stimulating Hormone [FSH])
được thùy trước tuyến yên bài tiết. Trong giai đoạn tạo nang buồng trứng
(follicular phase) của chu kì kinh nguyệt, FSH khởi động sự sản xuất estradiol
của các nang Graaf, sau đó hai hormon này cùng hoạt động song song giúp nang
buồng trứng phát triển thêm nữa. Tăng đột ngột nồng độ FSH và hormon tạo hoàng
thể (luteinizing hormone [LH]) vào giữa chu kì lánh sẽ gây ra tình trạng rụng
trứng.
Trong giai đoạn tạo hoàng thể (luteal phase), FSH kích thích sự sản
xuất progesteron và hormon này cùng với estradiol, tạo thuận lợi cho đáp ứng
của buồng trứng với LH. Khi xảy ra tình trạng mãn kinh, buồng trứng ngừng hoạt
động chức năng, nồng độ FSH sẽ tăng lên.
Ở nam giới, FSH kích thích tinh hoàn sản xuất các tinh trùng trưởng
thành và nó cũng thúc đẩy quá trình sản xuất các protein gắn với androgen
(androgen binding proteins)
Để đánh giá chức năng của trục dưới
đồi-tuyến sinh dục ở cả nam và nữ. XN này chủ yếu được sử dụng để chẩn đoán
tình trạng giảm chức năng tuyến sinh dục (hypogonadism), vô sinh, các rối loạn
kinh nguyệt dậy thì sớm và mãn kinh.
CÁCH LẤY BỆNH PHẨM
XN được thực hiện trên huyết thanh. Không nhất
thiết ỵêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN.
Nếu có thể, khuyến cáo BN ngừng tất
cả các thuốc có thể làm thay đổi kết quả XN trong vòng 48h trước khi xét nghiệm.
GIÁ TRỊ
BÌNH THƯỜNG
Nữ:
- Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 1,68-15 IU/L
- Giữa chu kì kinh: 21,9 - 56,6 IU/L
- Giai đoạn tạo hoàng thể: 0,61 -16,3 IU/L
- Sau giai đoạn mãn kinh: 14,2 - 53 IU/L
Nam:
1,24-7,8 IU/L.
Trước tuổi
dậy thì: 1,0 - 4,2 IU/L
TĂNG NỒNG ĐỘ FSH
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Chứng to đầu chi.
- Vô kinh nguyên phát
- Tình trạng không có một hay cả hai
tinh hoàn (anorchism).
- Suy tuyến sinh dục (gonadal
failure).
- Cường năng tuyến yên.
- Suy chức năng sinh dục
(hypogonadism).
- Khối u vùng dưới đồi.
- Sau cắt tử cung.
- Hội chứng Klinefelter.
- Mãn kinh.
- Đang có kinh.
- Sau cắt bỏ tinh hoàn
(orehiectomy).
- Suy chức năng buồng trứng.
- Khối y tuyến yên.
- Dậy thì sớm.
- Hội chứng Stein-leventhal (hay hội
chứng buồng trứng đa nang).
- Suy chức năng tinh hoàn.
- Hội chứng Turner.
GIẢM NỒNG ĐỘ FSH
Các nguyên
nhân chính thường gặp là:
- Tăng sản tuyến thượng thận
(adrenal hyperplassa).
- Vô kinh thứ phát
- Tình trạng chán ăn do tinh thần
(anorexia nervosa).
- Chậm dậy thì.
- Giảm hormon hướng sinh dục
(hypogonadotroplnism).
- Sau phẫu thuật cắt tuyến yên
(hypophysectomy).
- Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
- Ung thư thượng thận, buồng trứng,
tinh hoàn.
- Trẻ trước tuổi dậy thì.
CÁC YẾU TỔ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT
QUẢ XÉT NGHIỆM
Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầy hay có
chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước khi lấy máu XN có
thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm.
Các thuốc có thể làm giảm nồng độ
FSH là: Chlorpromazin, estrogen, thuốc ngừa thai uống, progesteron,
testosteron.
LỢI ÍCH CỦA
XÉT NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG NỐNG ĐỘ FSH
1. XN
đầu tiên được ưu tiên lựa chọn khi làm bilan các tình trạng không dậy thì, vô
kinh tiên phát và bệnh buồng trứng đa nang.
2. XN
hữu ích trong thăm dò các BN hiếm muộn:
- Ở nữ, XN định lượng FSH luôn được làm song hành với định lượng nồng
độ LH và estradiol.
- Ở nam, XN định lượng FSH luôn được phân tích kết hợp với kết quả
xét nghiêm tinh dịch đổ (spermogratnrne).
CÁC HƯỚNG
DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG DỰA TRÊN Y HỌC BẰNG CHỨNG
Liên quan với đánh giá và xử trí
tình trạng vô, sinh, nồng độ FSH tăng cao vào ngày thứ 3 của chu kì kinh dự kiến
việc thụ tinh nhân tạo có tl lệ thành công thấp:
Giá trị FSH vào ngày thứ 3 của chu
kì kinh > 15 µIU/L thường dự kiến khả năng có thể mang thai trong tương lai
thấp.
Giá trị FSH vào ngày thứ 3 của chu
kì kinh < 10 µIU/L phản ánh một chức năng tạo nang buồng trứng có thể bình
thường.
Giá trị FSH vào ngày thứ 3 của chu kì
kinh là 10 -15 µIU/L thường phản ánh tác động của tuổi tác đối với khả năng
sinh sản ở phụ nữ.
No comments:
Post a Comment